Trình_Quốc_công

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 14911585), tên huý là Văn Đạt (文達),[1] tựHanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” (程國公) mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số hiếm "văn nhân thuần túy" (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) và lại cũng không phải là công thần khai quốc lẫn người thân thích với hoàng tộc nhưng được phong tới tước Công ('Quận công' hay 'Quốc công') ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.[2][3][4]Ông cũng được sử sách coi là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược.[5][6][7] Những lời cố vấn của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, -Trịnh, Nguyễn đã có tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của khu vực Đông Nam Á trở về sau.[cần dẫn nguồn]

Trình_Quốc_công

Tư cách công dân Việt Nam
Con cái 12 con (7 con trai)
Học vấn Trạng nguyên Đại Việt (1535)
Giai đoạn sáng tác Văn học thời Mạc (Văn học trung đại Việt Nam)
Công việc Chính khách, nhà thơ, nhà sư phạm, nhà dự báo chiến lược, nhà hoạt động từ thiện
Tác phẩm nổi bật Bạch Vân am thi tập (thơ chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (thơ chữ Nôm), Sấm Trạng Trình
Quốc tịch Việt Nam
Sinh 13 tháng 5 năm 1491
làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)
Mất 1585 (94 tuổi)
làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)
Phối ngẫu 3 vợ
Bút danh Trình Quốc Công, Bạch Vân
Thân nhân Nguyễn Văn Định (cha), Nhữ Thị Thục (mẹ), Nhữ Văn Lan (ông ngoại), Dương Đức Nhan (cha vợ)
Dân tộc Việt