Triết_học_tinh_thần
Triết_học_tinh_thần

Triết_học_tinh_thần

Triết học tinh thần là ngành triết học nghiên cứu bản chất tinh thần, các hiện tượng, chức năng và đặc tính của tinh thần, năng lực ý thức và mối quan hệ giữa chúng với thể xác, đặc biệt là với bộ não[2]. Vấn đề tâm-vật (mind-body problem) có nghĩa là mối liên hệ giữa tinh thần (tâm) và thể xác (vật), thường được xem là đề tài trung tâm trong triết học tinh thần, mặc dù còn có nhiều vấn đề khác liên quan đến bản chất của tinh thần mà không có mối liên hệ với thể xác.Nhị nguyên luậnnhất nguyên luận là hai trường phái tư tưởng chính nỗ lực giải quyết vấn đề tâm-vật. Trong trường phái nhị nguyên luận có thể kể đến triết học của Platon[3], Aristoteles[4][5][6] và các trường phái Sankhya (सांख्य दर्शन) và Yoga của triết học Hindu [7], nhưng nó được trình bày một cách có hệ thống lần đầu tiên bởi triết gia Descartes vào thế kỉ 17[8]. Trong số những người theo nhị nguyên luận, các triết gia theo trường phái thực thể (Substance Dualist) cho rằng tinh thần là một thực thể tồn tại độc lập, trong khi những người theo trường phái đặc tính (hay thuộc tính) (Property Dualist) xem tinh thần là một nhóm những đặc tính nảy sinh từ bộ não và không thể quy giản về chính bộ não nhưng cũng không phải là một thực thể riêng biệt[9].Lập trường của nhất nguyên luận cho rằng tinh thần và thể xác không phải là những dạng thực thể khác nhau về mặt bản thể. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên trong triết học phương Tây là từ Parmenides ở thế kỷ 5 TCN và sau đó được nhà triết học duy lý Baruch Spinoza cổ vũ[10]. Những nhà duy vật lý lập luận rằng chỉ những thực thể được thừa nhận bởi lý thuyết vật lý là tồn tại, và tinh thần cuối cùng sẽ có thể được giải thích theo những thực thể đó một khi lý thuyết vật lý tiếp tục phát triển. Những nhà duy tâm thì tin rằng tinh thần là tất cả những gì tồn tại và rằng thế giới bên ngoài hoặc là mang tính tinh thần, hoặc là một ảo giác được tạo bởi tinh thần. Phái nhất nguyên luận trung tính cho rằng có một dạng thực thể trung tính mà cả vật chất và tinh thần đều là các đặc tính của dạng thực thể còn chưa được biết này. Những phái nhất nguyên phổ biến nhất trong thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 là những biến thể khác nhau của chủ nghĩa duy vật lý, các lập trường này bao gồm chủ nghĩa hành vi, thuyết đồng nhất loại, nhất nguyên luận dị thường, thuyết chức năng[11].Hầu hết các nhà triết học tinh thần hiện đại chấp nhận lập trường duy vật lý quy giản hoặc phi quy giản, duy trì theo những cách thức khác nhau quan điểm cho rằng tinh thần không phải là thứ gì đó tách rời khỏi thể xác[11]. Những cách tiếp cận này đặc biệt có ảnh hưởng trong khoa học, nhất là sinh học xã hội, khoa học máy tính, tâm lý học tiến hóa và các loại khoa học thần kinh khác nhau[12][13][14][15], mặc dù có một số triết gia giữ lập trường phi duy vật lý phê phán ý niệm cho rằng tinh thần là một cấu trúc thuần túy vật chất[16]. Các nhà duy vật lý quy giản khẳng định rằng tất cả các trạng thái và đặc tính tinh thần cuối cùng sẽ được giải thích bằng các mô tả khoa học về các quá trình và trạng thái sinh lý[17][18][19]. Các nhà duy vật lý phi quy giản lập luận rằng mặc dù tâm linh hoàn toàn chứa đựng trong bộ não, những kết đề và từ vựng sử dụng trong các mô tả và diễn giải tinh thần là không thể thiếu, và không thể bị quy giản hóa thành ngôn ngữ và các diễn giải mức thấp hơn của khoa học vật chất[20][21]. Những tiến bộ không ngừng trong khoa học thần kinh từ nửa sau thế kỉ 20 tới nay đã giúp làm sáng tỏ một vài vấn đề. Tuy nhiên, còn rất lâu mới giải quyết được chúng, và các triết gia tinh thần hiện đại tiếp tục đặt câu hỏi về việc các phẩm chất chủ quan và tính dự định của các trạng thái và đặc tính tinh thần có thể được giải thích theo các thuật ngữ tự nhiên học như thế nào[22][23].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triết_học_tinh_thần http://ditext.com/feigl/mp/mp.html http://www.informationphilosopher.com/books/scanda... http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11098-... http://adsabs.harvard.edu/abs/1936FrInJ.221..349E http://plato.stanford.edu/archives/fall2003/entrie... http://plato.stanford.edu/archives/fall2008/entrie... http://plato.stanford.edu/archives/sum2002/entries... http://plato.stanford.edu/archives/sum2002/entries... http://plato.stanford.edu/archives/win2005/entries... http://plato.stanford.edu/entries/neutral-monism/#...