Traianus
Traianus

Traianus

Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus hay còn gọi là Trajan (18 tháng 9 năm 539 tháng 8 năm 117), là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 98 tới khi qua đời năm 117. Sinh ra trong một gia đình không có nguồn gốc quý tộc[1] tại tỉnh Hispania Baetica (nay là Tây Ban Nha), ông được giáo dưỡng như một người lính và có tài điều binh khiển tướng.[2] Traianus làm võ quan (cũng giống như cha ông năm xưa[3]) dưới triều Hoàng đế Domitianus, phục vụ trong Quân đội La Mã dọc theo biên giới với người German, và đánh dẹp cuộc nổi dậy của Antonius Saturninus vào năm 89. Vào ngày 18 tháng 9 năm 96, sau khi Domiatianus chết, Marcus Cocceius Nerva, một Nghị sĩ già nua và không có con nối dõi lên làm Hoàng đế, nhưng không được lòng ba quân. Chỉ sau một năm cầm quyền đầy biến loạn, lực lượng Vệ binh Pháp quan (tức Praetorian Guard) uy hiếp, buộc Nerva phải nhận Traianus làm con nuôi và làm người kế vị. Sau hai năm trị quốc,[3] Hoàng đế Nerva mất ngày 27 tháng 1 năm 98 và Traianus lên kế vị một cách yên ổn. Ông là vị Hoàng đế được lòng dân và đồng tính luyến ái.[4]Trên cương vị người quản lý dân sự, Hoàng đế Traianus được ghi nhớ bởi những chương trình xây dựng quy mô, làm biến đổi hẳn kinh thành La Mã và để lại những công trình lưu truyền hậu thế như Cột trụ Traianus, Chợ Traianus và Quảng trường Traianus. Tuy nhiên, ông là một vị Hoàng đế có một đất nước bành trướng [5] và gặt hái được những chiến thắng rực rỡ nhất. Vào năm 101, ông thân chinh điều động binh mã phạt Vương quốc Dacia để chống nhau với vua Decebalus, đánh tan nát quân Dacia trong trận đánh khốc liệt taị Tapae lần thứ hai vào năm 102, và hoàn toàn chinh phục nước Dacia vào năm 106. Vào năm 107, Traianus thân hành kéo đại binh tiến xa hơn về phía Đông và đánh chiếm nước Nabatea, thành lập tỉnh Arabia Petraea dù rằng nó chẳng tồn tại được bao lâu. Sau đó ông trị quốc tương đối thái bình thịnh trị, và rồi ông lại rời khỏi kinh đô La Mã mà khởi binh lần cuối cùng vào năm 113 để chinh phạt Đế quốc Parthia, tiến tới tận thành phố Susa vào năm 116, bành trướng Đế quốc La Mã tới cực điểm. Ông là vị Hoàng đế La Mã duy nhất sánh ngang với Alexandros Đại Đế trong việc hành binh tới vịnh Ba Tư.[6] Trong chiến dịch này, ông lâm bệnh, rồi tới cuối năm 117, trên chuyến hải hành trở về La Mã, bệnh của ông phát nặng và Hoàng đế Traianus mất ngày 9 tháng 8 tại thành phố Selinus. Ông được Viện Nguyên lão La Mã tôn xưng là một vị thần, tro cốt được chôn cất tại Lăng Augustus. Ông được kế vị bởi người cháu họ là Hoàng đế Hadrianus - người có tư tưởng đối lập với chính sách bành trướng liên miên của ông.[7]Những vùng đất ngày nay là Iraq, Iran, Ả Rập và cả miền Nam nước Nga đều đã nằm dưới vó ngựa của vị Hoàng đế kiệt xuất Traianus và những chiến binh tinh nhuệ của ông.[5] Với tư cách là một bậc đại anh quân vô cùng mạnh mẽ,[6] tên tuổi của ông được lưu truyền trong lịch sử, mỗi hoàng đế sau ông được tôn xưng bởi Nghị viện bằng câu felicior Augusto, melior Traiano, nghĩa là "mong Hoàng thượng được may mắn hơn Augustus và tài giỏi hơn Traianus". Khác với nhiều vua chúa vốn được ca ngợi trong lịch sử nhân loại, tên tuổi và uy tín của ông không hề bị suy giảm trong suốt hơn 19 thế kỷ. Trong số những nhà thần học Thiên chúa giáo thời Trung Cổ, ông được coi là một người Đa thần giáo có đức hạnh, trong khi nhà sử học nước Anh thứ thế kỷ XVIII là Edward Gibbon truyền bá khái niệm Ngũ hiền đế, Hoàng đế Traianus là một trong số đó.[8] Cũng trong thế kỷ thứ XVIII, các danh sĩ thường lấy hình ảnh đáng kính của Traianus để tôn vinh các bậc anh quân của trào lưu Khai sáng.[9][10] Thời nay, danh thơm hiển hách của ông vẫn không hề mờ phai.[11]

Traianus

Kế nhiệm Hadrianus
Thân mẫu Marcia
Tên thật
Tên thật
Marcus Ulpius Nerva Traianus
Tiền nhiệm Nerva
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Hadrianus
Trị vì 28 tháng 6 năm 989 tháng 8 năm 117
Sinh (53-09-18)18 tháng 9, 53
Italica, Hispania cổ đại
Phối ngẫu Pompeia Plotina
Mất 9 tháng 8, 117(117-08-09) (63 tuổi)
Selinus
Hoàng tộc Nhà Nerva-Traianus
An táng La Mã, Đế quốc La Mã (tro được chôn dưới chân Trụ đài Traianus, nay bị thất lạc)
Thân phụ Marcus Ulpius Traianus