Tiếp_thị_du_kích

Tiếp thị kiểu du kích (tiếng Anh: guerrilla marketing) là một chiến lược quảng cáo trong đó một công ty sử dụng những cách tương tác gây bất ngờ hoặc khác thường theo một cách nào đó để quáng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Năm 1984, Jay Conrad Levinson lần đầu tiên đưa ra khái niệm Tiếp thị kiểu du kích trong cuốn sách Guerrilla Marketing và đã được hưởng ứng mạnh mẽ với trên 14 triệu bản bán ra và được dịch ra 41 thứ tiếng để nói về cách làm tiếp thị với hiệu quả cao bằng một ngân sách khiêm tốn. Tiếp thị du kích lấy nền tảng là cách suy nghĩ vượt ra các khuôn khổ chuẩn mực. Định nghĩa của ông cho rằng: tiếp thị du kích là một phương thức khác thường để tiến hành các hành động xúc tiến thương mại với một ngân quỹ hạn hẹp.Thực chất tiếp thị kiểu du kích là lối tiếp thị không dựa trên bất kỳ quy tắc nào. Doanh nghiệp sử dụng bất kỳ điều gì mà mình cho rằng là độc đáo, ít tiền và tất nhiên điều đó là phù hợp luật phát để tiếp thị cho doanh nghiệp mình.Mục tiêu cao nhất là tạo ra những yếu tố bất ngờ với những phương cách khác lạ (chưa từng có, không theo nguyên tắc thường thấy đã được phổ cập rộng rãi đến mọi người) làm cho đối tượng tiếp xúc phải ngạc nhiên, thậm chí gây sốc mà nhớ về sự khác biệt của sản phẩm, về thương hiệu của doanh nghiệp. Tiếp thị du kích chú trọng sự mai phục để có thể gây bất ngờ cho đối thủ cạnh tranh nhằm giành giật phần thắng. Tiếp thị du kích cũng không thể bỏ qua cách tạo dựng niềm tin, sự đồng cảm, sự chia sẻ trong khách hàng, trong xã hội bằng các giá trị cao cả mà mỗi doanh nghiệp theo đuổi.Tiếp thị vốn là một việc làm liên tục không ngừng nghỉ, và công việc tiếp thị du kích lại càng phải phát huy mới mong thu được hiệu quả tốt nhất.Nếu có sự kết hợp mục tiêu là kiểu tiếp thị rẻ và hiệu quả với các bí quyết cần thiết thì mới thực hiện tốt việc tiếp thị du kích.Ngày nay, không chỉ doanh nghiệp nhỏ mới sử dụng lối tiếp thị du kích mà ngay cả những thương hiệu hàng đầu như Sony, Apple, Adidas cũng lựa chọn cách tiếp thị này. Tại Việt Nam, Vinamít với nỗ lực mang lại giá trị gia tăng cho nông dân, cà phê hoà tan G7 trong chiến dịch xây dựng thương hiệu nông sản, Tân Hiệp Phát với "lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam" là một số ví dụ điển hình về cách thức tiếp thị du kích.Cuộc cách mạng đã diễn ra vào năm 1984 khi mà ý tưởng của Jay Conard Levinson tràn ngập ở các cửa hiệu sách, sử dụng nguồn vốn ít ỏi để tạo ra một kết quả lớn. Cuốn sách đã phơi bày những bí mật của việc tiếp thị tinh tế mà các nhà quảng cáo chuyên nghiệp đã biết từ nhiều năm trước đó. Khi mà cuốn sách được xuất bản ngay cả Levinson cũng không thể đoán được những doanh ghiệp nhỏ sẽ đón nhận và sử dụng nó ra sao.Sự thu hút của "tiếp thị du kích" chính là việc nó không tập trung vào giáo dục hay thuyết giáo. Nó làm cho người xem nghĩ rằng họ đang khám phá một điều bí mật. Chiến dịch càng sáng tạo và chói tai thì càng có nhiều sự chú ý tới nó. Một trong những điều khó quên nhất là làm cho người xem cảm thấy họ thật may mắn khi được chứng kiến chúng.