Tiếng_Ả_Rập
Tiếng_Ả_Rập

Tiếng_Ả_Rập

Tiếng Ả RậpTiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, Al-ʻarabiyyah IPA: [ʔalʕaraˈbijːah]  ( listen) hay عَرَبِيّ ʻarabiyy IPA: [ʕaraˈbijː]  ( listen)) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.[3] Ả Rập là một thuật ngữ ban đầu được dùng để mô tả những nhóm người sống trong khu vực từ Lưỡng Hà ở phía đông tới dãy núi Anti-Liban ở phía đông, và từ tây bắc bán đảo Ả Rập tới Sinai ở phía nam.Một số dạng tiếng Ả Rập không thể thông hiểu lẫn nhau.[4] Điều này có nghĩa là nếu chỉ xem xét về mặt ngôn ngữ học, tiếng Ả Rập thực chất gồm nhiều hơn một ngôn ngữ, nhưng chúng thường được gộp chung vào nhau vì lý do chính trị và tôn giáo. Nếu xem như một ngôn ngữ, tiếng Ả Rập được nói bởi 422 triệu người (bản ngữ và phi bản ngữ) trong thế giới Ả Rập,[5] khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Nếu được chia ra nhiều ngôn ngữ, thì thứ tiếng phổ biến nhất sẽ là tiếng Ả Rập Ai Cập[6] với 89 triệu người nói[7]—vẫn nhiều hơn bất kỳ ngôn ngữ Phi-Á nào. Tiếng Ả Rập còn là ngôn ngữ hành lễ của 1,6 tỷ người Hồi giáo.[8][9] Đây cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc.[10]Ngôn ngữ viết hiện đại (Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại) xuất phát từ tiếng Ả Rập kinh Qur’an (được gọi tiếng Ả Rập cổ điển hay tiếng Ả Rập Qur’an). Nó được giảng dạy rộng rãi trong trường học và đại học, và được dùng ở nhiều mức độ tại nơi làm việc, chính phủ, và trong truyền thông. Hai dạng ngôn ngữ viết này (tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, và tiếng Ả Rập cổ điển) được gọi chung là tiếng Ả Rập văn học, là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và ngôn ngữ hành lễ của Hồi giáo. Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại phần nhiều có cùng ngữ pháp với tiếng Ả Rập Qur'an, với phần từ vựng không thay đổi nhiều. Tuy vậy, nó đã loại bỏ những từ vựng không còn tồn tại trong ngôn ngữ nói nữa, đồng thời tiếp nhận từ vựng cho các khái niệm trong thời kỳ hậu Qur'an và đặc biệt thời hiện đại.Tiếng Ả Rập được viết bằng chữ Ả Rập, một hệ chữ abjad và được viết từ phải sang trái.

Tiếng_Ả_Rập

Phát âm /ʕaraˈbijː/, /ʔalʕaraˈbijːah/
Ngôn ngữ chính thức tại Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại là ngôn ngữ chính thức của 28 nhà nước, nhiều thứ ba sau tiếng Anh và tiếng Pháp[1]
Glottolog arab1395[2]
Tổng số người nói 420 triệu
Phương ngữ
Phân loại Phi-Á
Quy định bởi
Linguasphere 12-AAC
Hệ chữ viết Chữ Ả Rập
Hệ chữ nổi Ả Rập
Chữ Syriac (Garshuni)
Chữ Hebrew (các ngôn ngữ Judeo-Ả Rập)
Bảng chữ cái Hy Lạp (tiếng Ả Rập Maron Síp)
Bảng chữ cái Latinh (tiếng Malta, tiếng Ả Rập Liban, tiếng Ả Rập Tunisia)
ISO 639-1 ar
Dạng chuẩn
ISO 639-3 ara
ISO 639-2 ara
Sử dụng tại Các quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập, thiểu số tại các quốc gia lận cận và một phần châu Á, châu Phi, và châu Âu.

Liên quan