Tiếng_Triều_Châu
Tiếng_Triều_Châu

Tiếng_Triều_Châu

Tiếng Triều ChâuTiếng Triều Châu (còn gọi là tiếng Tiều, 潮州話, Tìe-Chiu-Uềi, Teochew, Triều Châu thoại) là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng được nói như tiếng mẹ đẻ tại là vùng Triều Sán, phía Đông tỉnh Quảng Đông, bao gồm Triều Châu, Sán ĐầuYết Dương ngày nay. Tiếng Triều Châu cùng với tiếng Tuyền Chương, và có thể cả tiếng Lôi Châutiếng Hải Nam, đều thuộc nhóm Mân Nam.Người Triều Châu, như cách gọi hàng ngàn năm nay ở khu vực đông bắc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, vốn là dân gốc Mân Nam kết hợp với dân tộc Bách Việt cổ.Tiếng Triều Châu hiện nay là ngôn ngữ chính của vùng Triều Sán. Được sử dụng như tiếng mẹ đẻ ở Triều Nam, Triều Dương, Triều An, Trừng Hải, Sán Đầu, Yết Dương, Huệ Lai, Phổ Ninh, Nhiêu Bình. Một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan (số lượng lớn), Singapore, Malaysia, Indonesia. Một số nước khác như: Mỹ, Canada, Úc....Ở Việt Nam, người ta sử dụng tiếng Tiều nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp...

Tiếng_Triều_Châu

Glottolog teoc1236[1]
chao1238[2]
chao1241[3]
chao1239[4]
Tổng số người nói Khoảng 10 triệu ở Triều Sán, 2–5 triệu ở hải ngoại.
Phương ngữ
Triều Châu (Triều Châu riêng biệt, Sán Đầu)
Triều Phủ
Hải Lục Phong
Phân loại Hán-Tạng
Khu vực Tại Trung Quốc: Đông Quảng Đông gồm Triều Châu, Sán Đầu, Yết Dương, Triều Dương, Phổ Ninh, Triều An, Nhiêu Bình, Huệ Lai, và Sán Vĩ, và phía Nam Phúc Kiến tại huyện Triều An.
Sử dụng tại Triều Châu (Quảng Đông), Việt Nam, Malaysia, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Úc, Mỹ, Châu Âu...
Dân tộc Người Hán (người Triều Châu)