Tiếng_Romansh
Tiếng_Romansh

Tiếng_Romansh

Tiếng RomanshTiếng Romansh (cũng được gọi là Romansch, Rumantsch, hay Romanche; tiếng Romansh: rumantsch (trợ giúp·thông tin), rumàntsch, romauntsch (trợ giúp·thông tin) or romontsch (trợ giúp·thông tin)) là một ngôn ngữ Rôman được nói chủ yếu tại đông nam bang Graubünden của Thụy Sĩ, nơi nó cùng với tiếng Đức và tiếng Ý, là ngôn ngữ giảng dạy tại trường học. Tiếng Romansh cũng được công nhận là một ngôn ngữ quốc gia của Thụy Sĩ từ năm 1938, và là ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Đức, tiếng Pháptiếng Ý từ năm 1996. Nó thường được xếp chung với tiếng Ladintiếng Friuli thành nhóm ngôn ngữ Rhaetia-Rôman.Tiếng Romansh là một hậu thân của tiếng Latinh bình dân, từng hiện diện tại Đế quốc La Mã, mà vào khoảng thế kỷ thứ 5 đã thay thế các ngôn ngữ Celttiếng Raethia được nói trước đó trong vùng. Tiếng Romansh được ảnh hưởng nặng bởi tiếng Đức về mặt từ vựng và hình thái.Theo thống kê năm 2000, có 35.095 người (trong đó 27.038 người sống tại Graubünden) xem tiếng Romansh là ngôn ngữ mà mình "nói tốt nhất", và 61.815 "thường xuyên nói" ngôn ngữ này.[3] Năm 2010, Thụy Sĩ chuyển sang cách khảo sát hàng năm dựa trên sự kết hợp số liệu của các khu tự quản và một số thống kê.[4] Theo khảo sát này, số người trên 15 tuổi báo cáo rằng tiếng Romansh là ngôn ngữ chính là 36.622 (năm 2012).[5] Với số người nói chỉ chiếm 0,9% dân số, tiếng Romansh là ngôn ngữ ít phổ biến nhất trong số các ngôn ngữ quốc gia của Thụy Sĩ và, về tổng thể, là ngôn ngữ phổ biến thứ mười một.[6]

Tiếng_Romansh

Phát âm [rʊˈmantʃ], [ʁoˈmɔntʃ], [rʊˈmɛntʃ], [rʊˈmaʊ̯ntʃ], [rʊˈmœntʃ]
Ngôn ngữ chính thức tại  Thụy Sĩ
Glottolog roma1326[2]
Tổng số người nói 36.600 (thành thạo)
60.000 (nói thường xuyên) (2000)[1]
Phương ngữ
Phân loại Ấn-Âu
Linguasphere 51-AAA-k
Khu vực Graubünden
Hệ chữ viết Latinh
ISO 639-1 rm
Dạng chuẩn
Putèr
Sutsilva
Surmeira
Surselva
Vallader
ISO 639-3 roh
ISO 639-2 roh
Sử dụng tại Thụy Sĩ
Dân tộc Người Romansh

Liên quan