Tiếng_Anh_cổ

Tiếng Anh cổTiếng Anh cổ (Ænglisc, Anglisc, Englisc) hay tiếng Anglo-Saxon[2] là dạng cổ nhất của tiếng Anh, từng được nói tại Anh, nam và đông Scotland vào thời sơ kỳ Trung Cổ. Nó được mang đến đảo Anh bởi người Anglo-Saxon có lẽ vào giữa thế kỷ 5, và những tác phẩm văn học tiếng Anh cổ đầu tiên có niên đại vào giữa thế kỷ 7. Sau cuộc xâm lược của người Norman năm 1066, tiếng Anh bị thay thế, trong một thời gian, như ngôn ngữ của giới thượng lưu bởi tiếng Anglo-Norman, một ngôn ngữ gần gũi với tiếng Pháp. Trong khi đó, tiếng Anh tiếp tục phát triển thành dạng tiếp theo, gọi là tiếng Anh trung đại.Tiếng Anh cổ phát triển từ một tập hợp các phương ngữ Anglo-Frisia hay German biển Bắc từng được nói bởi các tộc người German thường gọi là người Angle, người Saxon, và người Jute. Do người Anglo-Saxon dần thống trị Anh, ngôn ngữ của họ cũng dần thay thế các ngôn ngữ của Anh thuộc La Mã: tiếng Britton chung (một ngôn ngữ Celt, tiền thân của tiếng Wales), và tiếng Latin (được mang đến bởi người La Mã). Tiếng Anh cổ có bốn phương ngữ chính, tương ứng với bốn vương quốc Anglo-Saxon: Mercia, Northumbria, KentTây Saxon. Phương ngữ Tây Saxon là cơ sở cho dạng chuẩn văn học của tiếng Anh cổ thời kỳ sau,[3] dù các dạng chính của tiếng Anh trung đại và hiện đại phát triển chủ yếu từ phương ngữ Mercia. Giọng nói tại phần đông và bắc Anh chịu ảnh hưởng nặng từ tiếng Bắc Âu cổ do sự cai trị của người Scandinavia bắt đầu từ thế kỷ thứ 9.Dưới đây là văn bản Kinh Lạy Cha trong phương ngữ văn học West Saxon đã chuẩn hóa, với dấu macron để biểu thị nguyên âm dài: