Titani
Titani

Titani

Titan hay titanium là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 22. Titan là một kim loại chuyển tiếpmàu trắng bạc, tỉ trọng thấp và độ bền cao. Titan không bị ăn mòn trong nước biển, nước cường toanclo.Titan được William Gregor phát hiện ở Cornwall, Anh năm 1791, và nó được Martin Heinrich Klaproth đặt tên theo tên Titan trong thần thoại Hy Lạp. Nguyên tố xuất hiện trong các tích tụ khoáng sản, chủ yếu ở dạng rutililmenit, các khoáng này phân bố rộng khắp trong vỏ Trái Đấtthạch quyển, và nó cũng được tìm thấy trong hầu hết các sinh vật sống, vực nước, đá, và đất.[3] Kim loại được tách ra từ các quặng chính của titan bằng phương pháp Kroll[4]công nghệ Hunter. Hợp chất phổ biến nhất là titan điôxít là một chất quang xúc tác phổ biến và được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất tạo màu trắng.[5] Các hợp chất khác gồm titan tetraclorua (TiCl4), thành phần của smoke screens and catalysts; và titan triclorua (TiCl3), được dùng làm chất xúc tác trong sản xuất polypropylen.[3]Titan được dùng trong các hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắtnhôm) được ứng dụng trong các động cơ phản lực, tên lửa hành trình, và phi thuyền, quân đội, quy trình công nghiệp (hóa học và hóa dầu, nhà máy lọc nước biển và giấy), hệ tự động, thực phẩm nông nghiệp, bộ phận giả trong y học, cấy chỉnh hình, chân răng nhân tạo (dental implant), thiết bị nội nha, đồ thể thao, trang sức, điện thoại di động, và các ứng dụng khác.[3]Hai tính chất được ứng dụng nhiều nhất ở dạng kim loại là chống ăn mòn và tỉ lệ độ bền-tỉ trọng cao nhất trong tất cả các nguyên tố kim loại.[6] Ở dạng không tạo hợp kim, titan bền như thép, nhưng nhẹ hơn.[7] Titan có dạng thù hình[8] và 5 đồng vị tự nhiên 46Ti đến 50Ti, với 48Ti là loại phổ biến nhất (73,8%).[9] Mặc dù chúng có cùng số electron hóa trị và cùng nhóm trong bảng tuần hoàn, titan và zirconi khác nhau nhiều điểm về tính chất hóa học và vật lý

Titani

Độ cứng theo thang Mohs 6,0
Trạng thái vật chất Chất rắn
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 4.11 g·cm−3
Nhiệt bay hơi 425 kJ·mol−1
Mô đun nén 110 GPa
mỗi lớp 2, 8, 10, 2
Tên, ký hiệu Titan, Ti
Màu sắc Ánh kim bạc xám-trắng
Cấu hình electron [Ar] 4s2 3d2
Độ cứng theo thang Vickers 970 MPa
Hệ số Poisson 0,32
Điện trở suất ở 20 °C: 420 n Ω·m
Phiên âm /taɪˈteɪniəm/
tye-TAY-nee-əm
Bán kính liên kết cộng hóa trị 160±8 pm
Trạng thái ôxy hóa 4, 3, 2, 1[2] ​ưỡng tính
Độ giãn nở nhiệt 8,6 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Vận tốc âm thanh que mỏng: 5.090 m·s−1 (ở r.t.)
Nhiệt dung 25,060 J·mol−1·K−1
Nhiệt lượng nóng chảy 14,15 kJ·mol−1
Số đăng ký CAS 7440-32-6
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 658,8 kJ·mol−1
Thứ hai: 1309,8 kJ·mol−1
Thứ ba: 2652,5 kJ·mol−1
Độ dẫn nhiệt 21.9 W·m−1·K−1
Hình dạng Ánh kim bạc xám-trắng
Tính chất từ Thuận từ
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 147 pm
Độ âm điện 1,54 (Thang Pauling)
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar) 47.867(1)[1]
Nhiệt độ nóng chảy 1941 K ​(1668 °C, ​3034 °F)
Phân loại   kim loại chuyển tiếp
Số nguyên tử (Z) 22
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
44TiTổng hợp63 nămε-44Sc
γ0.07D, 0.08D-
46Ti8.0%46Ti ổn định với 24 neutron
47Ti7.3%47Ti ổn định với 25 neutron
48Ti73.8%48Ti ổn định với 26 neutron
49Ti5.5%49Ti ổn định với 27 neutron
50Ti5.4%50Ti ổn định với 28 neutron
Mật độ 4,506 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Độ cứng theo thang Brinell 716 MPa
Mô đun Young 116 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 4
Mô đun cắt 44 GPa
Nhóm, phân lớp 4d
Nhiệt độ sôi 3560 K ​(3287 °C, ​5949 °F)
Cấu trúc tinh thể Lục phương

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titani http://bernath.uwaterloo.ca/media/257.pdf http://www.answers.com/Titanium http://www.britannica.com/EBchecked/topic/597135 http://www.britannica.com/eb/article-9072643/titan... http://www.britannica.com/eb/article?tocId=7296 http://environmentalchemistry.com/yogi/periodic/Ti... http://www.indexmundi.com/en/commodities/minerals/... http://www.infoplease.com/ce6/sci/A0848871.html http://encarta.msn.com/encyclopedia_761569280/Tita... http://www.webelements.com/webelements/elements/te...