Thủy_quyển
Thủy_quyển

Thủy_quyển

Thuỷ quyển (trong tiếng Hy Lạp cổ ὕδωρ hydōr, là "nước"[1] và σφαῖρα là quả cầu, "sphere"[2]) là lượng nước được tìm thấy ở trên, dưới bề mặt và trong khí quyển của một hành tinh, tiểu hành tinh hay vệ tinh tự nhiên . Mặc dù thủy quyển của Trái đất đã tồn tại hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi về mặt kích thước. Điều này được gây ra bởi sự tách giãn đáy biểntrôi dạt lục địa, và nó đã làm cho các vùng đất và đại dương được sắp xếp lại [3]Người ta đã ước tính rằng có khoảng1,386 triệu kilômét khối (333.000 dặm khối Anh) nước trên trái đất.[4] Nó bao gồm nước ở dạng lỏng và đóng băng từ nước ngầm, đại dương, hồ và các con suối. Trong số đó, Nước mặn chiếm khoảng 97.5%, và nước ngọt chỉ chiếm 2.5%. Trong số nước ngọt này, 68.9% thì ở dạng băng, dạng tuyết phủ vĩnh viễn ở Bắc Cực, Nam Cực, và sông băng vùng núi; chỉ 30.8% nước ngọt này ở dạng nước ngầm; và chỉ 0.3% nước ngọt trên trái đất nằm trong các hệ thống sông ngòi, hồ chứa dễ tiếp cận.[4]Tổng khối lượng thuỷ quyển trên trái đất vào khoảng 1.4 × 1018 tấn, chiểm khoảng 0.023% tổng khối lượng của trái đất. Ở bất kì thời điểm nào thì cũng có 20 × 1012 tấn thuỷ quyển tồn tại ở dạng hơi nước trong khí quyển trái đất (về mặt thực tế, 1 cm khối nước nặng 1 tấn). Xấp xỉ 71% bề mặt Trái Đất, diện tích khoảng 361 triệu km vuông (139.5 triệu dặm vuông), được bao phủ bởi đại dương. Độ mặn trung bình của đại dương trên trái đất là khoảng 35 grams muối trên mỗi kg nước biển (3.5%).[5]