Thịnh_vượng_chung_Ba_Lan_và_Litva
Thịnh_vượng_chung_Ba_Lan_và_Litva

Thịnh_vượng_chung_Ba_Lan_và_Litva

Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva (tiếng Ba Lan: Królestwo Polskie i Wielkie Księstwo Litewskie, tiếng Litva: Lenkijos Karalystė ir Lietuvos Didžioji Kunigaikštystė) hay Liên bang Ba Lan – Litva hay Thịnh vượng chung Ba Lan – Litva là một trong những quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Châu Âu thế kỷ 16 và 17.[1][2][3] Tại thời điểm lớn mạnh nhất của nó vào đầu thế kỷ 17, nhà nước này có lãnh thổ rộng đến 450.000 dặm vuông Anh (1.200.000 km2)[2] và dân số gồm 11 triệu người thuộc nhiều sắc tộc khác nhau.[4]Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chính thức được thành lập theo liên minh Lublin vào tháng 7 năm 1569, nhưng trên thực tế vương quốc Ba Lan đã hợp nhất với đại công quốc Litva từ năm 1386, khi nữ vương Ba Lan Hedwig thành hôn với đại công tước Litva Jogaila – ông này được tấn phong làm vua Władysław II Jagiełło đồng trị vì Ba Lan với vợ mình. Cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất năm 1772 đã làm giảm đáng kể diện tích của thịnh vượng chung này, và đến năm 1795 nhà nước Ba Lan hoàn toàn tan rã trong cuộc phân chia Ba Lan lần thứ ba.[5][6][7] Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva có đặc trưng độc nhất so với các quốc gia cùng thời vì hệ thống chính trị của nó đặc trưng bởi sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với quyền lực của nhà vua. Những sự kiểm soát này được bảo đảm tồn tại bởi một nghị viện (Sejm) do các quý tộc (szlachta) điều khiển. Đặc điểm của chế độ này là tiền thân của những khái niệm về chế độ dân chủ, quân chủ lập hiến, liên bang hiện đại. Hai quốc gia cấu thành liên bang là ngang hàng nhau, tuy nhiên Ba Lan có ảnh hưởng lớn hơn hẳn trong liên bang.Một đặc điểm nữa của Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva là sự đa dạng về sắc tộc và sự khoan dung tôn giáo hiếm thấy, mặc dù mức độ khoan dung này thay đổi theo thời gian. Sự khoan dung này bị suy giảm đáng kể sau sự kiện gọi là Trận đại hồng thủy (Tiếng Ba Lan: Potop), một thời kỳ hỗn loạn do cuộc xâm lăng của Đế quốc Thụy Điển gây ra cho Ba Lan.Sau nhiều thập kỷ của quyền lực và lãnh thổ rộng lớn của thịnh vượng chung đi vào thời kỳ suy thoái kéo dài.[8][9][10] Quân đội và kinh tế suy giảm, sự suy yếu dần của Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva dẫn đến sự phân chia nó giữa các lân bang hùng mạnh gồm Áo, PhổNga vào cuối thế kỷ 18. Vào năm 1772, Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva yếu đuối bị mất 1/3 lãnh thổ trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian ngắn trước khi bị xóa sổ, thịnh vượng chung đã cố gắng thông qua các cải cách lớn và ban hành hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791. Văn bản được xem như là hiến pháp lâu đời thứ hai trong lịch sử hiện đại.[11][12][13][14].

Thịnh_vượng_chung_Ba_Lan_và_Litva

• 1582 6.500.000
Vua Ba Lan  
• Hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791 3 tháng 5 năm 1791
• Lần chia cắt thứ 2 23 tháng 1 năm 1793
• Lần chia cắt thứ 3 24 tháng 10 1795
Ngôn ngữ thông dụng
Hiện nay là một phần của  Ba Lan
 Belarus
 Estonia
 Latvia
 Litva
 Moldova
 Nga
 România
 Slovakia
 Ukraina
Thủ đô của cả hai quốc gia và của Vương quốc Ba Lan: Kraków, Warszawa (từ năm 1600);
của Đại Công quốc Litva: Vilnius[b]
Chính phủ Quân chủ di truyền, cha truyền con nối (1569–1573 và 1791-1795)
Quân chủ tuyển cử, vua do giới quý tộc bầu lên (1573–1791)
Tôn giáo chính
Đại Công tước Litva  
• 1618 10.500.000
• Thành lập 1 tháng 7 1569
• Lần chia cắt thứ nhất 5 tháng 8 năm 1772
Vị thế Quốc gia Liên Bang
Lập pháp Sejm của liên bang Ba Lan-Litva
Lịch sử  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thịnh_vượng_chung_Ba_Lan_và_Litva http://www.britannica.com/EBchecked/topic/466681/P... http://books.google.com/books?id=0_i8yez8udgC&pg=P... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN083... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&visbn=01404... http://homepage.interaccess.com/~netpol/POLISH/his... http://homepage.interaccess.com/~netpol/POLISH/his... http://www.conflicts.rem33.com/images/Poland/PLCom... http://www.ieg-mainz.de/likecms/likecms.php?site=c... http://www.pbs.org/wnet/heritage/episode5/atlas/ma... http://pl.wikisource.org/wiki/Traktat_przyja%C5%BA...