Thế_Pliocen

Thế Pliocen ( /ˈplaɪəˌsiːn/[1][2]) hay thế Pleiocen hoặc thế Thượng Tân là một thế địa chất, theo truyền thống kéo dài từ khoảng 5,332 tới 1,806 triệu năm trước (Ma). Tuy nhiên, trong phiên bản 2009 về thang niên đại địa chất của ICS thì ranh giới trên của nó đã được điều chỉnh lại thành 2,588 Ma[3]Thế Pliocen là thế thứ hai của kỷ Neogen trong đại Tân Sinh. Thế Pliocen diễn ra sau thế Miocen và ngay sau nó là thế Pleistocen.Thế Pliocen là do Charles Lyell đặt tên theo các từ trong tiếng Hy Lạp πλεῖον (pleion, "nhiều hơn") và καινός (kainos, "mới") và có nghĩa gần đúng là "sự mở rộng của gần đây", để chỉ các quần động vật thân mềm đại dương về bản chất là hiện đại.Giống như các thế địa chất khác, các địa tầng xác định điểm bắt đầu và kết thúc được xác định khá rõ nhưng niên đại chính xác của chúng là chưa chắc chắn lắm. Các ranh giới xác định sự bắt đầu của thế Pliocen không được thiết lập bằng sự kiện dễ dàng nhận dạng ở quy mô toàn thế giới mà bằng các ranh giới khu vực giữa thế Miocen ấm áp hơn và thế Pliocen tương đối lạnh hơn. Ranh giới trên đã từng được thiết lập có chủ ý vào đầu thời kỳ băng hà của thế Pleistocen nhưng hiện nay được xác định muộn hơn. Nhiều nhà địa chất nhận thấy các phân chia rộng hơn của các kỷ PaleogenNeogen là có ích hơn.Nhà thiên văn Narciso Benítez của Đại học Johns Hopkins và nhóm của ông gợi ý rằng một siêu tân tinh là ứng cử viên có vẻ hợp lý nhưng chưa được kiểm chứng cho nguyên nhân gây ra sự kiện tuyệt chủng trong lòng đại dương đặc trưng cho ranh giới Pliocen-Pleistocen, do gây ra sự phá hủy đáng kể tầng ôzôn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế_Pliocen http://gsa.confex.com/gsa/2007AM/finalprogram/abst... http://www.merriam-webster.com/dictionary/Pliocene http://www.palaeos.com/Cenozoic/Pliocene/Pliocene.... http://dictionary.reference.com/browse/Pliocene http://www.ucmp.berkeley.edu/tertiary/pli.html http://www.giss.nasa.gov/research/features/pliocen... http://web.archive.org/web/20011116221355/http://w... http://www.pbs.org/wgbh/evolution/change/deeptime/... http://www.sciencenews.org/articles/20020202/fob5.... http://www.stratigraphy.org/gssp.htm