Thằn_lằn_cổ_rắn
Thằn_lằn_cổ_rắn

Thằn_lằn_cổ_rắn

Plesiosauroidea (/[invalid input: 'icon']ˈpliːsiəsɔːr/; Hy Lạp: plēsios/πλησιος 'gần' và sauros/σαυρος 'thằn lằn') là một liên họ động vật bò sát biển ăn thịt đã tuyệt chủng trong bộ Plesiosauria. Plesiosauroidea được cho là đã xuất hiện từ kỷ Jura đến kỷ Creta. Sau những phát hiện của các nhà khoa học, một số loài plesiosauroidea được cho là giống như "một con rắn luồn qua mai rùa",[1] mặc dù chúng không có mai.Plesiosauroidea xuất hiện vào đầu kỷ Jura (tầng Sinemuri thượng) và phát triển mạnh cho đến sự kiện tuyệt chủng K-T, vào cuối kỷ Creta. Plesiosauroidea cổ nhất đã được xác nhận là chính Plesiosaurus, trong khi tất các đơn vị phân loại trẻ hơn gần đây đã được xếp loại như là Pliosauroidea.[2] Trong khi chúng là các loài bò sát hai cung (Diapsida) đại Trung sinh sống cùng thời gian với khủng long, nhưng chúng không phải là khủng long. Sỏi dạ dày thường được tìm thấy cùng với Plesiosauria.[3]

Thằn_lằn_cổ_rắn

Liên ngành (superphylum) Deuterostomia
Lớp (class) Reptilia
Phân thứ ngành (infraphylum) Gnathostomata
Phân thứ lớp (infraclass) Lepidosauromorpha
Liên bộ (superordo) Sauropterygia
Phân ngành (subphylum) Vertebrata
Liên họ (superfamilia) Plesiosauroidea
Giới (regnum) Animalia
Liên lớp (superclass) Tetrapoda
Phân giới (subregnum) Eumetazoa
Phân lớp (subclass) Diapsida
Bộ (ordo) Plesiosauria
Nhánh Craniata
Ngành (phylum) Chordata