Thuyết_mạt_thế
Thuyết_mạt_thế

Thuyết_mạt_thế

Thuyết mạt thế hay còn gọi là Thế mạt luận hoặc Chung thời học (tiếng Anh: eschatology lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 1550; là một từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ἔσχατος/ἐσχάτη/ἔσχατον, eschatos/eschatē/eschaton có nghĩa là "cuối cùng" và logy có nghĩa là "nghiên cứu")[1] là một phần của thần học, triết họctương lai học, là ngành quan tâm đến những gì được cho là những sự kiện cuối cùng trong lịch sử, hoặc là số phận cuối cùng của nhân loại, thường được gọi tắt là tận thế hay sự sống đời sau. Oxford English Dictionary định nghĩa nó như là "có liên quan" với bốn điều cuối cùng: cái chết, phán xét, thiên đàng, và địa ngục’".[2] Trong Huyền học, cụm từ này đề cập một cách ẩn dụ đến sự kết thúc của thực tại thường tồn và sự hợp nhất với Thần thánh. Trong nhiều tôn giáo, thuyết mạt thế được thuyết giảng như là một sự kiện sẽ xảy đến trong tương lai đã được tiên đoán với những đoạn trích trong kinh điển linh thiêng hoặc trong văn hóa dân gian. Nói rộng hơn, thế mạt luận có thể bao gồm cả những khái niệm liên quan như Đấng Cứu thế (Messiah), thời kỳ Messianic, kết thúc thời gian và những ngày cuối cùng.Lịch sử được chia thành nhiều "thời kỳ" (Hl. Aeon), mỗi thời kỳ là một giai đoạn xác định có thể đi đến sự kết thúc và được thay thế bởi một thời kỳ mới với những thực thể khác biệt. Quá trình chuyển đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thường là chủ để thảo luận của thế mạt luận. Vì vậy, thay vì nói "sự kết thúc của thế giới" chúng ta có thể thay bằng "sự kết thúc của một thời kỳ" và đề cập đến sự kết thúc của cuộc sống như chúng ta đang biết và bắt đầu một thực thể mới. Thật vậy, thuyết tận thế không bàn nhiều về "sự kết thúc thời gian" mà là về sự kết thúc của một giai đoạn xác định, sự kết thúc của sự sống như hiện tại, và bắt đầu một giai đoạn mới. Nó thường là một khủng hoảng dẫn đến sự kết thúc của thực tại và mở ra một hướng mới cho sự sống / suy nghĩ / bản thể. Sự khủng hoảng này có thể mang hình thức là một sự can thiệp của một vị thần trong lịch sử, một cuộc chiến tranh, một sự thay đổi trong môi trường hoặc ý thức đạt được một cấp độ mới. Nếu kết quả đạt được là một thế giới tốt đẹp hơn thì gọi là "không tưởng (utopian), nếu tồi tệ hơn thì gọi là "phản-không tưởng" (dystopian). Điểm khác nhau của các nhà thế mạt luận là mức độ lạc quan hay bi quan của họ về tương lai (không tưởng hoặc phản không tưởng - chẳng hạn như "thiên đường và địa ngục").