Thực vật hai lá mầm thật sự (
Eudicots hay
Eudicotyledons hoặc
Eudicotyledoneae) là thuật ngữ do Doyle & Hotton đưa ra năm 1991 để chỉ một nhóm trong
thực vật có hoa mà có thời được các tác giả trước đây gọi là ba lỗ chân lông ("tricolpates") hay "thực vật hai lá mầm không phải nhóm Mộc lan" ("non-Magnoliid dicots"). Thuật ngữ này, như tên gọi của nó cho thấy, là nhóm thực vật hai lá mầm thực thụ do nó chứa phần lớn các loài thực vật trước đây được coi là
thực vật hai lá mầm và có các đặc trưng điển hình của thực vật hai lá mầm. Thuật ngữ này đã được chấp nhận trong nhiều tài liệu về thực vật để chỉ một trong hai nhánh
đơn ngành của thực vật hạt kín với
thực vật một lá mầm (monocots) là nhánh kia. Các thực vật hai lá mầm còn lại đôi khi được gọi là
thực vật hai lá mầm cổ (paleodicots) nhưng thuật ngữ này nói chung không được sử dụng rộng rãi do nó không phải là một nhóm đơn ngành.Tên gọi ba đường xoi hay ba lỗ dọc (tricolpates) là tên gọi dựa trên cấu trúc
phấn hoa của chúng. Nhóm này có phấn hoa với 3 đường xoi hay 3 lỗ dọc (colpus), hay các dạng bắt nguồn từ chúng. Các phấn hoa này có 3 hay nhiều hơn các lỗ xếp nếp nhăn thành 1 đường xoi dọc. Ngược lại, phần lớn các
thực vật có hạt khác (bao gồm
thực vật hạt trần,
thực vật một lá mầm và thực vật hai lá mầm cổ) sinh ra các phấn hoa 1 rãnh ngang hay 1 lỗ ngang (sulcus), với một lỗ xếp trong rãnh được định hướng khác hẳn (ngang đối lại với dọc). Tên gọi "tricolpates" được một số nhà thực vật học ưa thích do nó tránh không bị nhầm lẫn với thuật ngữ dicots (thực vật hai lá mầm), là một nhóm không đơn ngành (Judd & Olmstead 2004).Tên gọi eudicots được sử dụng trong
hệ thống APG năm 1998 cũng như trong
hệ thống APG II năm 2003, để phân loại
thực vật hạt kín. Nó được dùng cho một nhánh đơn tố, tức một nhóm
đơn ngành, bao gồm phần lớn các
thực vật hai lá mầm trước đây.