T-72
T-72

T-72

T-72xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô, được sản xuất vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1977. Mặc dù có hình dạng rất giống T-64, T-72 thực ra được phát triển từ T-62 và có trang bị thêm những chi tiết kỹ thuật từ T-64.[4] Mặc dù vậy, T-72 không đơn thuần là một mẫu cải tiến mà là một kiểu mới hoàn toàn và vượt trội so với người tiền nhiệm của mình.T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Liên Xô những năm 1970 và là niềm tự hào của Bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết: ngay lúc nó ra đời, những mẫu tăng cùng thời như M60A3 PattonLeopard I trở thành "đồ bỏ". Tuy nhiên, thời gian "tại vị" của nó không dài. Từ cuối thập niên 1980 trở đi, các phiên bản đời đầu của nó đã trở nên lạc hậu so với các loại như T-80U, M1 Abrams, Leopard 2, Challenger... Dù vậy, các phiên bản hiện đại hóa của T-72 như "T-72BM Rogatka", T-72B3 và vẫn được đánh giá là một trong những loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Một phiên bản hiện đại hóa của T-72 chính là T-90, loại xe tăng hiện đại bậc nhất thế giới trong thập niên 2010.Hiện nay, T-72 vẫn còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở 40 quốc gia với nhiều phiên bản từ cũ tới mới, thậm chí vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại. Bản thân nước Nga vẫn đang sử dụng hàng ngàn xe tăng T-72 và vẫn đang nâng cấp chúng để tiếp tục phục vụ trong quân đội của mình.T-72 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: Chiến tranh Lebanon 1982, Chiến tranh Chechen 1 và 2, Chiến tranh Kosovo, chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến tranh Syria 2014.

T-72

Vũ khíphụ Súng máy đồng trục hạng nhẹ PKMT 7.62 mm (2.000 viên đạn)[2]
súng máy phòng không hạng nặng 12.7 mm DShK 1938/46 hoặc NSVT (300 viên đạn) phía trên vị trí chỉ huy[2]
Tầm hoạt động 450 km, với thùng nhiên liệu đặt ngoài tăng lên 600 km
460 km, với thùng nhiên liệu đặt ngoài tăng lên 700 km cho T-72A, T-72M1 và T-72S[3][2]
500 km, với thùng nhiên liệu đặt ngoài tăng lên 900 km cho T-72B[3][2]
Các biến thể Xem Các phiên bản
Tốc độ 60 km/h (37 mph) trên đường tốt[3][2]
45 km/h trên đường đất[3]
Chiều cao 2.2 m
2.19 m đối với T-72A[3]
2.23 m đối với T-72M1 và T-72B[2]
2.22 m đối với T-72S[3]
Giá thành 280.000 rúp (T-72B, thời giá 1986)
Số lượng chế tạo 25.000+
Chiều dài 6.9 m
6.67 m (9.53 m với nòng pháo phía trước) đối với T-72A[3]
6.95 m (9.53 m với nòng pháo phía trước) đối với T-72M1, T-72B và T-72S[3][2]
Giai đoạn sản xuất 1971 - nay
Kíp chiến đấu 3 (chỉ huy, lái xe và pháo thủ)
Loại Tăng chiến đấu chủ lực
Hệ thống treo thanh xoắn
Sử dụng bởi Xem Các quốc gia sử dụng Liên Xô
 Nga
 Israel
 Ba Lan
 Iran
 Iraq
 Syria
 Serbia
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Kazakhstan
 Ấn Độ
 Belarus
 Algérie
 România
 Ukraina
 Nam Phi
 Maroc
 Cộng hòa Séc
 Tiệp Khắc
 Lào
 Việt Nam
và nhiều nước khác
Phục vụ 1973 - nay
Sức chứa nhiên liệu 1200 lít (317 gal)[2]
Khoảng sáng gầm 490 mm[2]
Công suất/trọng lượng 19 hp/tấn (14,2 kW/tấn) với T-72 "Urał"
20,5 hp/tấn (15.3 kW/tấn) với Objekt 172-2M "Buffalo" và T-72B
22,1 hp/tấn (16.7 kW/tấn) với T-72B2/B3
24,9 hp/tấn (18.6 kW/tấn) với T-72B3M
Khối lượng 41 tấn
41,5 tấn đối với T-72M [1]
41,5 tấn (không có ERA) đối với T-72M1[2]
44,5 tấn đối với T-72B[2]
44,5 tấn đối với T-72S[3]
Nơi chế tạo  Liên Xô
Vũ khíchính Pháo nòng trơn 125 mm 2A46M
T-72A, T-72B, T-72S và T-72BM có thể phóng tên lửa AT-11 "Svir" qua nòng pháo
Động cơ Các loại động cơ 12-xylanh:
V-46-6 đối với T-72 "Ural"
V-84 làm lạnh bằng khí đối với T-72B và T-72S[3]
V-92S2 đối với T-72B2/B3
V-92S2F đối với T-72B3M
780 hp (582 kW) với T-72 "Urał"
840 hp (626 kW) với Objekt 172-2M "Buffalo" và T-72B
1.000 hp (746 kW) với T-72B2/B3
1.130 hp (840 kW) với T-72B3M
Cuộc chiến tranh Xem Lịch sử chiến đấu
Chiều rộng 3.6 m
3.59 m (3.37 m không có tấm giáp chắn sườn) đối với T-72A, T-72M1, T-72B và T-72S[3][2]
Phương tiện bọc thép T-72Ural (nguyên bản đầu tiên), T-72M và T-72M1 (các phiên bản xuất khẩu): Giáp thép thông thường
T-72A, T-72B (các phiên bản dành cho quân đội Liên Xô): Giáp Composite; đèn hồng ngoại và ống phóng lựu đạn khói có giáp bảo vệ;
T-72B3 (phiên bản hiện đại hóa của Nga): Giáp Composite thế hệ 3; thép có độ cứng cao, tungsten và plastic cùng với ceramic
Độ dày quy đổi ra thép tiêu chuẩn:
380 mm (15 in) trước tháp pháo (T-72Ural và T-72M)
420 mm (16,6 in) trước tháp pháo (T-72M1)
500 mm (19,7 in) trước tháp pháo (T-72A)[2]
520 mm (20,5 in) trước tháp pháo (T-72B)[2]