Sự_kiện_Thiên_An_Môn
Sự_kiện_Thiên_An_Môn

Sự_kiện_Thiên_An_Môn

Biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay thảm sát tại Thiên An Môn, được biết đến tại Trung Quốc với các tên gọi Sự kiện 4 tháng 6 (六四事件), Phong trào Dân chủ '89' (八九民运) trong tiếng Trung, là một loạt những vụ biểu tình lãnh đạo bởi tầng lớp sinh viên ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong mùa xuân năm 1989.[1]Các cuộc biểu tình dấy lên sau cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nhà cải cách theo đường lối tự do bị buộc phải từ chức vì đi ngược lại những đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ.[2] Dân chúng xuống đường nhân tang lễ ông để tụ tập diễu hành và biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.[3]Khi các cuộc biểu tình phát triển, các nhà chức trách đã dao động qua lại giữa các chiến thuật hòa giải và kiên định, phơi bày sự chia rẽ sâu sắc trong lãnh đạo Đảng[4]. Vào tháng 5, một cuộc tuyệt thực do học sinh sinh viên lãnh đạo đã nhận được ủng hộ cho những người biểu tình trên khắp đất nước và các cuộc biểu tình đã lan rộng đến khoảng 400 thành phố[5]. Tại đỉnh cao của những cuộc biểu tình, có khoảng một triệu người đã tụ tập tại quảng trường này.[6]Cuối cùng, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc Đặng Tiểu Bìnhnhững nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng các cuộc biểu tình là một mối đe dọa chính trị và quyết định sử dụng vũ lực[7][8]. Các nhà chức trách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố thiết quân luật vào ngày 20 tháng 5, và huy động tới 300.000 quân tới Bắc Kinh.[5] Quân đội tiến vào khu vực trung tâm của Bắc Kinh trên các tuyến đường lớn của thành phố vào sáng sớm ngày 4 tháng 6.Truyền thông nhiều quốc gia cáo buộc quân đội Trung Quốc đã sử dụng súng trường tự động và xe tăng để tiến hành đàn áp mạnh tay, giết chết ít nhất vài trăm người biểu tình đang cố gắng để ngăn chặn bước tiến của quân đội về phía Quảng trường [9]. Còn về phía Chính phủ Trung Quốc thì cho rằng quân đội Trung Quốc đã không dùng súng đạn để bắn vào người biểu tình mà chủ yếu dùng gậy gộc, dùi cui, hơi cay để giải tán cuộc biểu tình.[10]Khi các quốc gia khác nhận thức được việc Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bị lên án và chỉ trích. Các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí.[11] Chính phủ Trung Quốc ban đầu lên án các cuộc biểu tình như là một cuộc nổi dậy phản cách mạng, và chỉ trích các quốc gia khác[12][13]. Sau vụ việc, chính phủ đã tiến hành bắt giữ rất nhiều người biểu tình và người ủng hộ, trấn áp các cuộc biểu tình khác ở Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ các sự kiện trên báo chí trong nước. Cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ đã được tăng cường. Các viên chức được coi là đồng cảm với các cuộc biểu tình đã bị giáng chức hoặc bị bắt.[14] Trên quy mô lớn hơn, sự kiện này đã tạm thời đình chỉ các chính sách tự do hoá trong những năm 1980. Được xem là một sự kiện khởi đầu, các cuộc biểu tình cũng đặt ra những giới hạn về cách diễn đạt chính trị ở Trung Quốc vào thế kỷ 21. Ký ức về nó được liên kết rộng rãi với việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sự cai trị của Đảng Cộng sản, và vẫn là một trong những chủ đề chính trị nhạy cảm và được kiểm duyệt chặt chẽ nhất ở Trung Quốc đại lục[15][16].

Sự_kiện_Thiên_An_Môn

Bị thương 2.000—10.000
Nguyên nhân
Kết quả
  • Quân đội can thiệp, cuộc biểu tình bị dẹp tan, những người cầm đầu bị bắt giam
  • Triệu Tử Dương bị cách chức và quản thúc
  • Giang Trạch Dân lên nắm quyền
  • Hoa Kỳ và phương Tây cấm vận vũ khí cho Trung Quốc
  • Cải cách thị trường bị trì hoãn
  • Siết chặt quản lý truyền thông
Người chết 241—3.000
Địa điểm
Bắc Kinh
400 thành phố trên toàn Trung Quốc
Ngày 15 tháng 4, 1989 (1989-04-15) – 4 tháng 6, 1989 (1989-06-04)
Mục tiêu
Đặc điểm Tuyệt thực, tọa kháng, chiếm đóng quảng trường công cộng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự_kiện_Thiên_An_Môn http://news.brisbanetimes.com.au/china-investigate... http://www.theage.com.au/world/china-tightens-info... http://cpc.people.com.cn/GB/33837/2535031.html http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64164/4416141.ht... http://cryptome.cn/tk/tiananmen-kill.htm http://www.google.cn/ http://www.alternativeinsight.com/Tiananmen.html http://blog.boxun.com/hero/201106/wurenhua/3_1.sht... http://blog.boxun.com/hero/201106/wurenhua/4_1.sht... http://blog.boxun.com/hero/64/27_2.shtml