Syria
Syria

Syria

Cộng hoà Ả Rập SyriaSyria (tiếng Pháp: Syrie, tiếng Ả Rập: سورية‎ sūriyya hoặc سوريا sūryā;), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (tiếng Ả Rập: الجمهورية العربية السورية‎), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với LibanBiển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới.[4]Nước Syria hiện đại được thành lập như một vùng ủy trị của Pháp và giành được độc lập tháng 4 năm 1946, như một nhà nước cộng hòa nghị viện. Giai đoạn hậu độc lập khá bất ổn, và nhiều cuộc đảo chính quân sự và các âm mưu đảo chính đã làm rung chuyển đất nước trong giai đoạn 1949–1970. Syria đã ở dưới một Luật Khẩn cấp từ năm 1962, hoàn toàn ngừng mọi việc bảo vệ hiến pháp cho các công dân và hệ thống chính phủ của nó bị coi là phi dân chủ.[5]Nước này đã nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath từ năm 1963, mặc dù quyền lực thực tế tập trung ở trong tay tổng thống và một nhóm nhỏ những quan chức quân sự và chính trị. Tổng thống hiện thời của Syria là Bashar al-Assad, người đã giành thắng lợi trong một cuộc trưng cầu dân ý kéo dài thời gian làm tổng thống của ông thêm một nhiệm kỳ nữa, với 97.62% phiếu bầu năm 2007 và là con trai của Hafez al-Assad, người giữ chức vụ này từ năm 1970 cho tới khi ông chết năm 2000.[6][7] Syria đã đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, đặc biệt nhờ vị trí trung tâm của nó trong cuộc xung đột Ả Rập Israel, từ năm 1967 Israel đã chiếm Cao nguyên Golan của nước này, và bởi sự tham gia tích cực vào các công việc tại Liban và Palestine.Dân số chủ yếu là tín đồ Hồi giáo Sunni, nhưng có số lượng các cộng đồng thiểu số Alawite, Shia, Thiên chúa giáoDruze đáng kể. Từ thập niên 1960, các sĩ quan quân sự Alawite đã có ý định thống trị chính trị đất nước. Theo sắc tộc, khoảng 80% dân số là người Ả Rập, và nhà nước do Đảng Baath lãnh đạo theo các nguyên tắc quốc gia Ả Rập, trong khi xấp xỉ 20% thuộc các sắc tộc thiểu số Kurd, Armenia, Assyria, Turkmen, và Circassia.[7]

Syria

1930 Cộng hoà Syria
Ngôn ngữ chính thức tiếng Ả Rập
Múi giờ EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
GDP (danh nghĩa) (2010) Tổng số: 59,957 tỷ USD[2]
Bình quân đầu người: 2.802 USD[2]
Dân số ước lượng (2011) 18.000.000 người (2015) người (hạng 54)
Thủ đô Damascus
33°30′B 36°18′Đ / 33,5°B 36,3°Đ / 33.500; 36.300
Lập pháp Hội đồng nhân dân
Diện tích 185.180[1] km² (hạng 87)
Đơn vị tiền tệ Bảng Syria (SYP)
1 tháng 12 năm 1924 Nhà nước Syria do Pháp uỷ trị
Diện tích nước 1,1 %
Thành phố lớn nhất Damascus
Mật độ 118,3 người/km² (hạng 101)
Chính phủ Cộng hòa Bán tổng thống chế
8 tháng 3 năm 1963 Đảng Ba'ath nắm quyền
24 tháng 10 năm 1945 Độc lập
HDI (2014) 0,594[3] trung bình (hạng 134)
8 tháng 3 năm 1920 Vương quốc Ả Rập Syria
27 tháng 2 năm 2012 Hiến pháp hiện hành
GDP (PPP) (2010) Tổng số: 107,831 tỷ USD[2]
Bình quân đầu người: 5.040 USD[2]
Tên miền Internet .sy
Thủ tướng Imad Khamis
Tổng thống Bashar al-Assad