Sikh_giáo
Sikh_giáo

Sikh_giáo

Sikh giáo (/ˈsɪk[invalid input: 'ɨ']zəm/; tiếng Punjab: ਸਿੱਖੀ, Sikkhī) hay Tích-khắc giáo theo phiên âm Hán Việt, cũng gọi là đạo Sikh, do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 tại vùng Punjab, truyền dạy những giáo lý của Guru Nanak [1] (người lập đạo và cũng là guru đầu tiên) và 10 vị guru khác truyền lại (người cuối cùng thành thánh trong Guru Granth Sahib).Những khai thị của Guru Nanak và các Guru tiếp theo (cùng với những Thánh Hindu hiện đại và các vị Thánh Hồi giáo khác), được Guru viết thành những câu thơ trong kinh thánh của đạo Sikh, Guru Granth Sahib. Các tín đồ của đạo Sikh (gọi là người Sikh) coi Guru Granth Sahib là lời trực tiếp của Thượng đế: thực vậy, trong rất nhiều các câu thơ, Guru Nanak đã tuyên bố tương tự như vậy (Khi Ngôi Lời từ Chúa tới tôi, Oh Lalo, vì vậy tôi đã thuật lại lời này, Guru Nanak, trang 722 của Guru Granth Sahib). Không giống như kinh thánh của các tôn giáo lớn khác trên thế giới, nói chung là được các tín đồ của tôn giáo biên soạn ra chứ không phải bởi các vị tiên tri; các câu trong Guru Granth Sahib được viết theo thể thơ bắt chước các raga cổ điển khác nhau, được Sikh Guru tự mình sáng tác, một khía cạnh mà đã được các nhà sử học và học giả nhấn mạnh trong khi thảo luận về tính xác thực của những lời giảng của các tiên tri khác nhau của thế giới mà chúng ta đã biết ngày nay.Trong số những trụ cột chính của đạo Sikh được các Guru đạo Sikh thành lập là việc thực hành Naam Jaap (chiêm nghiệm & Thiền định về những lời nói của Guru Granth Sahib như là một phương tiện thiết yếu để khai thác tính tôn giáo và hợp nhất với Đấng sáng tạo); Đức tin và sự thờ phượng của Đấng Toàn Năng Thượng Đế (là người tối cao, ở mọi nơi, mạnh mẽ và trung thực tuyệt đối, vô sắc (Nirankar), không sợ hãi (Nirvair), không thù hận (Nirbhau), duy nhất, tự tồn tại, không thể hiểu trọn vẹn, và là Đấng Tạo Hóa của tất cả mọi thứ (Karta Purakh), và Satnam, sự thật vĩnh cửu tuyệt đối); Bình đẳng cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, màu da, giới tính của họ; Tham gia vào các Hoạt động từ thiện phục vụ nhân loại (Sewa) và cầu nguyện hàng ngày cho sự thịnh vượng của tất cả chúng sinh (Sarbat da bhala); và Sống một đời sống chân thật và trung thực.Theo các tác phẩm của SGPC (cơ quan quản lý chính của nơi thờ phượng đạo Sikh) phổ biến, sau đây là các thuộc tính nguyên tắc của đạo Sikh:[2]Sikh giáo là tôn giáo lớn thứ năm trên thế giới, với khoảng 30 triệu tín đồ.[3][4]