Sakoku
Sakoku

Sakoku

Tỏa Quốc (tiếng Nhật: 鎖国, Sakoku; Hán-Việt: Tỏa quốc, nghĩa là "khóa đất nước lại") là chính sách đối ngoại của Nhật Bản theo đó không người nước ngoài nào được vào Nhật Bản hay người Nhật được rời xứ sở; kẻ vi phạm phải chịu án tử hình. Chính sách này được Mạc phủ Tokugawa ban bố dưới thời Tokugawa Iemitsu qua một số chiếu chỉ và chính sách từ năm 1633 đến năm 1639 và vẫn còn hiệu lực cho đến năm 1853 khi phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry đến Nhật và ép triều đình Nhật phải thông thương trước áp lực quân sự. Cho đến cuộc Minh Trị Duy tân (1868), lệnh cấm dân Nhật ra nước ngoài vẫn hiệu nghiệm.Thuật ngữ Tỏa Quốc có nguồn gốc từ tác phẩm Tỏa Quốc Luận (鎖国論) (Sakoku-ron) của Shikizu Tadao (志筑 忠雄) ("Chí Trúc Trung Hùng") soạn năm 1801. Shizuki nghĩ ra từ ngữ này khi dịch tác phẩm thế kỷ 17 của nhà du hành người Đức Engelbert Kaempfer khi viết về Nhật Bản. Thuật ngữ này từ đó được dùng để chỉ chính sách kaikin (海禁), hay "hải cấm" của triều đình Nhật Bản.Nhật Bản không hẳn biệt lập dưới chính sách Tỏa Quốc vì vẫn có ít nhiều giao lưu với các nước lân bang. Đúng ra đây là một hệ thống đối ngoại cấm đoán nghiêm ngặt áp dụng với hai ngành ngoại thương và ngoại giao (phiên).Chính sách nói rõ rằng thế lực phương Tây duy nhất được phép là nhà máy Hà Lan (thương điếm) ở DejimaNagasaki. Buôn bán với Trung Quốc cũng được thực hiện ở Nagasaki. Thêm vào đó, thương mại với nhà Triều Tiên thông qua phiên Tsushima (ngày này là một phần của tỉnh Nagasaki), với người Ainu qua phiên MatsumaeHokkaidō, và với Vương quốc Ryūkyū qua phiên bang Satsuma (ngày nay là tỉnh Kagoshima). Ngoài việc giao thương trực tiếp ở các tỉnh vùng biên, tất các nước này đểu thường xuyên gửi các sứ đoàn mang cống phẩm đến trung tâm của Mạc phủ tại Edo. Khi các sứ thần đi dọc Nhật Bản, thần dân Nhật có được chút ý niệm về văn hóa nước ngoài.