Sahure
Sahure

Sahure

Sahure (có nghĩa là "Ngài là người gần gũi với Re") là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông còn là vị vua thứ hai của vương triều thứ năm và đã cai trị trong khoảng 12 năm vào giai đoạn đầu thế kỷ 25 trước Công nguyên. Sahure được coi là một trong những vị vua quan trọng nhất của thời kỳ Cổ vương quốc Ai Cập, triều đại của ông được đánh giá là giai đoạn đỉnh cao về cả chính trị và văn hoá của vương triều thứ 5.[19] Ông có lẽ là con trai của vị tiên vương Userkaf với nữ hoàng Neferhetepes II, và về phần mình, ông lại được kế vị bởi người con trai là vua Neferirkare Kakai.Trong thời kỳ trị vì của Sahure, Ai Cập đã thiết lập các mối quan hệ thương mại quan trọng với khu vực bờ biển Cận đông. Sahure đã cho tiến hành một số cuộc viễn chinh bằng đường biển tới khu vực Liban ngày nay để tìm kiếm loại gỗ tuyết tùng, nô lệ và những đồ xa xỉ. Ông cũng ra lệnh tiến hành một cuộc thám hiểm được chứng thực sớm nhất đến vùng đất Punt, mà đã giúp mang về một lượng lớn nhựa thơm, malachitelectrum. Sahure còn kỷ niệm sự thành công của chuyến đi này trên một bức phù điêu trong ngôi đền tang lễ của ông với cảnh ông đang chăm sóc một cây nhựa thơm trong khu vườn cung điện của ông với tên gọi "Sự huy hoàng của Sahure vút bay tới bầu trời". Bức phù điêu này là tác phẩm duy nhất của nghệ thuật Ai Cập miêu tả một khu vườn của nhà vua. Sahure còn tiến hành thêm các cuộc thám hiểm khác đến những mỏ quặng ngọc lamđồngSinai. Ông cũng có thể đã ra lệnh tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại những vị tù trưởng Libya ở sa mạc phía Tây, và giành được nhiều gia súc đem về Ai Cập.Sahure đã xây dựng một kim tự tháp dành cho bản thân ông ở Abusir, thay vì tại khu nghĩa trang hoàng gia ở SaqqaraGiza, vốn là nơi được các vị tiên vương chọn làm địa điểm xây dựng các kim tự tháp của họ. Quyết định này của ông có thể được thúc đẩy bởi sự hiện diện của ngôi đền mặt trời mà Userkaf cho xây dựng ở Abusir, đây là ngôi đền mặt trời đầu tiên của vương triều thứ 5. Kim tự tháp của Sahure nhỏ hơn rất nhiều so với các kim tự tháp của vương triều thứ 4 trước đó nhưng ngôi đền tang lễ của ông lại được trang trí tinh xảo hơn. Con đường đắp và ngôi đền tang lễ nằm trong khu phức hợp kim tự tháp của ông đã từng được trang trí bằng những bức phù điêu cầu kỳ với diện tích hơn 10.000 m2, và điều này khiến cho chúng trở nên nổi tiếng vào thời cổ đại. Ngoài ra, Sahure còn cho xây dựng một ngôi đền mặt trời với tên gọi là "Cánh đồng của thần Ra", và mặc dù vị trí của nó chưa được xác định, nhưng có lẽ nó cũng nằm tại Abusir.

Sahure

Con cái Ranefer (kế vị ngai vàng với tên gọi là Neferirkare Kakai), Netjerirenre (có thể là Shepseskare), Horemsaf, Raemsaf, Khakare và Nebankhre[17]
Chôn cất Kim tự tháp Sahure
Vương triều Khoảng: 13 năm, 5 tháng và 12 ngày, đầu thế kỷ 25 TCN.[note 1] (Vương triều thứ Năm)
Mẹ Neferhetepes II
Tên ngai (Praenomen) Tên riêng Tên Horus Tên Nebty (hai quý bà) Tên Horus Vàng
Tên ngai (Praenomen)
Sahure
S3ḥ w Rˁ
Ngài là người gần gũi với Ra
Cách dịch khác:
Ngài là người mà Ra kế bên[14]
Ra phù trợ cho ta[15]


Tên riêng
Sahure
S3ḥ w Rˁ
Ngài là người gần gũi với Ra

Tên Horus
Horus Nebkhau
Nb-ḫˁ-w
Horus, Chúa tể của những hiện thân
Tên Nebty
(hai quý bà)
Nebti Nebkhau
Nb.tj nb ḫˁ w
Hai nữ thần, Chúa tể của những hiện thân

Tên Horus Vàng
Bikwy Nebw
bḳ.wj nbw
Đôi chim ưng vàng[15]

Lăng mộ Kim tự tháp của Sahure "Sự bắt nguồn của Ba Linh hồn của Sahure"[18] tại Abusir
Đền thờ Mặt trời "Cánh đồng của Ra"
Cung điện "Sự huy hoàng của Sahure vút bay tới bầu trời"
Tiên vương Userkaf
Kế vị Neferirkare Kakai
Hôn phối Meretnebty[16]
Cha Userkaf

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sahure http://www.britannica.com/EBchecked/topic/180468/a... http://pastpreserversnews.tumblr.com/post/11759870... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www.liebieghaus.de/lh/index.php?StoryID=357 http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://www.cfeetk.cnrs.fr/fichiers/Documents/Resso... http://www.scoop.co.nz/stories/HL0510/S00059.htm http://www.egyptologyforum.org/EEFUrk.html http://www.gizapyramids.org/pdf_library/verner_arc...