Rosacea

Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt) là một bệnh lý da kéo dài mà thường gây ảnh hưởng đến khuôn mặt.[2][3] Nó gây đỏ da, mụn nhọt, sưng tấy, và gây giãn các mạch máu nhỏ và nông.[2] Vị trí xuất hiện thường gặp nhất là ở các vùng như mũi, hai bên má, trán và cằm.[3] Trong các trường hợp nặng và nghiêm trọng thì mũi có thể sưng to và đỏ, còn gọi là phì đại mũi.[3]Nguyên nhân của chứng đỏ mặt vẫn chưa rõ ràng.[2] Những yếu tố nguy cơ được biết bao gồm tiền sử gia đình có tình trạng bệnh tương tự.[3] Yếu tố có thể có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng như nhiệt độ cao, các hoạt động thể lực, ánh sáng mặt trời, thời tiết lạnh, thức ăn cay nóng, rượu, mãn kinh, tâm lý căng thẳng hoặc các loại kem bôi mặt chứa steroid.[3] Chẩn đoán chủ yếu dựa trên chứng.[2]Chứng đỏ mặt ảnh hưởng đến một vài vị trí và trong khoảng một đến mười phần trăm người.[2] Những người hay bị ảnh hưởng nhất thường trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi và thường gặp ở nữ.[2] Và gặp nhiều hơn ở người da trắng.[2] Tình trạng này đã được mô tả trong cuốn The Canterbury Tales ở những năm 1300, và có thể sớm nhất là vào những năm 200 trước công nguyên bởi Theocritus.[4][5]

Rosacea

Tần suất ~5%[2]
Phương thức chẩn đoán Dựa trên triệu chứng[2]
Phát âm
Kéo dài Lâu dài[2]
Nguyên nhân Không rõ[2]
Khoa Da liễu
Dược phẩm nội khoa Kháng sinh bằng đường uống hoặc bôi lên da[3]
Đồng nghĩa Trứng cá đỏ
Tình trạng tương tự Mụn trứng cá, viêm da quanh da, viêm da tiết bã nhờn, viêm da cơ địa, lupus[2]
Biến chứng Bệnh mũi sư tử trứng cá đỏ sùi mũi[3]
Triệu chứng Mặt đỏ, nổi mụn mủ, phù nề và các mạch máu giãn nhỏ và nông[2][3]
Các kiểu Mụn trứng cá đỏ, sần-mụn mủ, chứng mũi đỏ, mắt[2]
Khởi phát thường gặp 30 – 50 tuổi[2]
Các yếu tố nguy cơ Di truyền[3]