Roma
Roma

Roma

Tọa độ: 41°53′35″B 12°28′58″Đ / 41,893056°B 12,482778°Đ / 41.893056; 12.482778 • Thành phố bảy ngọn đồi (Urbs Septicollis)
 • Thành phố vĩnh hằng (Urbs Aeterna)
 • Thành phố (Urbs hoặc Urbis)
 • Kinh đô thế giới (Caput Mundi)
 • Ngai của các vị Thánh (Limina Apostolorum)Roma (tiếng Latinhtiếng Ý: Roma; còn phổ biến với tên gọi Rome trong tiếng Anhtiếng Pháp hay La Mã theo phiên âm Hán Việt) là thủ đô của nước Ý và là một đô thị cấp huyện (comune) loại đặc biệt (có tên đầy đủ là Comune di Roma Capitale), đồng thời đóng vai trò là thủ phủ vùng Lazio của quốc gia này. Roma là thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,8 triệu cư dân trong phạm vi 1.285 km².[1] Đây là thành phố đông dân thứ tư của Liên minh châu Âu, sau Luân Đôn, BerlinMadrid, tính theo số dân sinh sống bên trong phạm vi thành phố. Roma cũng đồng thời là trung tâm của Thành phố đô thị Roma Thủ đô với hơn 4,3 triệu cư dân, do đó là thành phố đô thị đông dân nhất của nước Ý.[2] Roma tọa lạc ở vùng Lazio, dọc theo con sông Tevere (khu vực Latium lịch sử) thuộc Trung Tây của bán đảo Ý. Thành quốc Vatican (quốc gia nhỏ nhất thế giới)[3] là một đất nước độc lập nằm trong lòng Roma, đây là ví dụ duy nhất về một quốc gia nằm trong lãnh thổ của một thành phố; cũng vì lý do này mà Roma thường được xem là thủ đô lưỡng quốc.[4][5]Lịch sử Roma trải dài 28 thế kỷ. Mặc dù thần thoại La Mã đặt mốc thời gian thành lập Roma vào khoảng năm 753 TCN, tuy nhiên thành phố đã có mặt cư dân sinh sống lâu hơn thế, khiến nó trở thành một trong những khu định cư lâu đời nhất có con người vẫn đang tiếp tục sinh sống tại châu Âu.[6] Cư dân ban đầu của thành phố có nguồn gốc hỗn hợp từ người Latinh, EtruscaSabine. Sau đó, thành phố trở thành thủ đô của Vương quốc La Mã, Cộng hòa La MãĐế quốc La Mã, và được nhận định là cái nôi của nền văn minh phương Tây cũng như là kiểu mẫu đô thị trung tâm đầu tiên từng xuất hiện.[7] Roma ban đầu được gọi là Thành phố vĩnh hằng (tiếng Latinh: Urbs Aeterna) bởi thi hào Tibullus người La Mã trong thế kỷ thứ nhất TCN và ý tưởng đó đã được Ovidius, VergiliusLivius tiếp nối.[8][9] Thành phố còn nổi tiếng với danh hiệu "Caput Mundi" trong tiếng Latinh có nghĩa là Kinh đô thế giới.[10][11] Theo sau sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã đánh dấu khởi đầu của Đêm trường Trung Cổ, Roma dần rơi vào sự thống trị của giáo hoàng (đã cư ngụ tại thành phố kể từ thế kỷ 1) và chính thức thế kỷ 8 trở thành thủ đô của Vương quốc Giáo hoàng tồn tại cho đến năm 1870. Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng, hầu như tất cả các giáo hoàng từ Nicôla V (1447–1455) trở đi đều chủ trương theo đuổi tiến trình mang tính kiến trúc và đô thị hóa liên tục suốt 400 năm nhằm mục đích biến thành phố trở thành trung tâm nghệ thuật và văn hóa của thế giới.[12] Do vậy, Roma trở thành trung tâm lớn của nền Phục Hưng Ý, và sau đó là nơi khai sinh của trường phái Baroquechủ nghĩa Tân cổ điển. Các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư nổi tiếng đã biến Roma trở thành trung tâm hoạt động của họ, tạo ra những kiệt tác khắp toàn thành phố.[13] Năm 1871, Roma chính thức trở thành thủ đô của Vương quốc Ý thống nhất và sau đó là Cộng hòa Ý từ năm 1946 cho đến ngày nay.Roma mang đẳng cấp của một thành phố toàn cầu.[14][15][16] Trong năm 2016, Roma xếp thứ 14 trong số những thành phố được viếng thăm nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 tại châu Âu và là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất tại Ý.[17] Khu trung tâm lịch sử của Roma được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.[18] Bảo tàng Vatican nổi tiếng nằm trong số những bảo tàng được viếng thăm nhiều nhất thế giới và Đấu trường La Mã trở thành điểm thu hút khách du lịch phổ biến nhất thế giới với 7,4 triệu lượt khách trong năm 2018.[19] Roma cũng là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1960. Roma là trụ sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD). Thành phố cũng là nơi đặt văn phòng Tổng thư ký Hội đồng Nghị viện Liên minh Địa Trung Hải[20] (UfM) cũng như trụ sở của nhiều tập đoàn kinh doanh quốc tế như Eni, Enel, TIM, Leonardo S.p.A., và các ngân hàng nhà nước và quốc tế như UnicreditBNL. Khu vực quận kinh tế và trung tâm thương mại của thành phố được gọi là EUR, là cơ sở của nhiều công ty quan trọng tham gia vào các ngành công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp dược phẩm và dịch vụ tài chính. Roma cũng là một trung tâm thiết kế và thời trang quan trọng nhờ các thương hiệu quốc tế nổi tiếng có trụ sở tại thành phố, và đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng các kinh đô thời trang của thế giới trong những năm gần đây.[21] Phim trường Cinecittà của Roma, phim trường lớn nhất tại châu Âu, đã trở thành nơi bấm máy của rất nhiều bộ phim đoạt giải Oscar.[22]

Roma

Tiếng Pháp Centre historique de Rome, les biens du Saint-Siège situés dans cette ville bénéficiant des droits d'extra-territorialité et Saint-Paul-hors-les-Murs
Công nhận 1980 (kỳ họp thứ 4)
Tiếng Anh Historic Centre of Rome, the Properties of the Holy See in that City Enjoying Extraterritorial Rights and San Paolo Fuori le Mura
Tiêu chuẩn (i), (ii), (iii), (iv), (vi)
Tham khảo 91
Diện tích 1.431 ha (3.540 mẫu Anh)
Vùng UNESCO Châu Âu và Bắc Mỹ
Kiểu Văn hóa
Quốc gia  Ý
Tòa Thánh Vatican
Mở rộng 1990

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Roma http://www.tirana.gov.al/common/images/Internation... http://koeppen-geiger.vu-wien.ac.at/ http://media.johnwiley.com.au/product_data/excerpt... http://www.bladesplace.id.au/olympic-games-candida... http://www.ebeijing.gov.cn/Sister_Cities/Sister_Ci... http://geography.about.com/od/historyofgeography/a... http://www.adnkronos.com/Archivio/AdnAgenzia/2003/... http://www.atkearney.com/research-studies/global-c... http://www.auditorium.com/ http://www.bbc.com/travel/story/20171102-the-cats-...