Quốc_âm_thi_tập

Quốc âm thi tập (Hán Nôm: 國音詩集 (Quốc âm thi tập)) là tên gọi phổ biến dành cho tuyển tập thơ chữ Nôm của danh sĩ Nguyễn Trãi sáng tác có thể ở thời kỳ đầu của nhà Lê sơ. Việc đặt tên gọi cho tập thơ cũng như biên soạn cũng có thể do người thời sau Nguyễn Trãi thực hiện, nhiều khả năng nhất là vào thời vua Lê Thánh Tông (trị vì thời kỳ 1460–1497). Nó được coi là tập thơ đại thành đầu tiên bằng tiếng Việt sử dụng chữ Nôm trong lịch sử sáng tác thơ văn của người Việt Nam. Do tầm quan trọng như vậy của nó mà Quốc âm thi tập nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả từ thời Lê sơ cho đến ngày nay. Cùng với tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585),[1] Quốc âm thi tập là 2 văn bản thực sự quan trọng trong việc tạo dựng diện mạo cho một dòng thơ hàn luật chữ Nôm ở thời kỳ trung đại của người Việt.[2]Các phần của Quốc âm thi tập