Quản_lý_theo_khoa_học
Quản_lý_theo_khoa_học

Quản_lý_theo_khoa_học

Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism, Luật phối hợp cổ điển - Classical Perspective) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân tích, tổng hợp các quy trình công việc nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa lao động). Những ý tưởng cốt lõi của lý thuyết được phát triển trong thập niên 1890 bởi Frederick Winslow Taylor, ông tin rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm truyền thống và quy tắc theo kinh nghiệm (rule of thumb) nên được thay thế bằng cách khai thác chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cẩn thận các cá nhân trong quá trình làm việc. Lý thuyết của Taylor đạt đến đỉnh cao của nó trong những năm 1910; đến thập niên 1920, cho dù vẫn có ảnh hưởng rộng khắp, nhưng đã bắt đầu có những thuyết mới và các ý kiến đối lập. Mặc dầu lý thuyết Quản lý theo khoa học trở nên lỗi thời dần từ sau những năm 1930, những nội dung cơ bản nhất của lý thuyết, bao gồm ý tưởng về phân tích, tổng hợp, lập luận, cũng như về tinh thần lao động của nhân công, vẫn có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như phương pháp quản lý ngày nay.