Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam
Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam

Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam

Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Quân Giải phóng hoặc Giải phóng quân), tên chính thức là Các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam, được hình thành với lực lượng ban đầu là những các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam sau Hiệp định Genève 1954. Đây là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến trường miền Nam Việt Nam, nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ. Theo Hiệp định, chỉ có lực lượng quân sự chính quy phải tiến hành tập kết còn các lực lượng vũ trang tự vê, lực lượng chính trị và tuyên truyền được tập kết tại chỗ. Về mặt pháp lý, và hình thức bên ngoài Quân Giải phóng miền Nam có vị thế tương đối độc lập với Quân đội nhân dân Việt Nam. Về bản chất và trong nội bộ Quân giải phóng Miền Nam là một bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam. Sau ngày 30/4/1975, Quân giải phóng được hợp nhất với Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức thành hệ thống toàn miền và mang tên quân giải phóng miền Nam Việt Nam để phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng miền Nam theo chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và chỉ thị của Tổng quân ủy[1][2]. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 02 năm 1961 tại chiến khu Đ và chịu sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Lao động mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam.[3]Quân giải phóng Miền Nam là một tổ chức tham gia vào Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam[1]. Quân giải phóng Miền Nam chịu sự chỉ đạo (chỉ huy và lãnh đạo) trực tiếp, công khai của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân ủy Miền thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tuy nhiên các thiết chế này và cả Quân giải phóng đều chịu sự chỉ đạo từ bí mật đến bán công khai của Trung ương Đảng Lao động, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (Trung ương Cục Miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng đặt tại miền Nam, Quân ủy Miền là bộ phận của Tổng Quân ủy tại miền Nam còn Bộ Tư lệnh Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh, về công khai chỉ đạo trên toàn Miền Nam, nhưng trong nội bộ chỉ chỉ đạo từ mặt trận B2 trở vào, còn các mặt trận và cấp ủy các địa phương phía trên do Trung ương chỉ đạo trực tiếp). Trong suốt giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, lực lượng này bị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là Việt Cộng[4]. Cách gọi này thường gây lẫn lộn do "Việt Cộng" cũng là cách gọi ngắn của Mỹ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn quân Giải phóng lại là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị này. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với Quân đội Nhân dân Việt Nam.Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị: Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam sẽ mang tên "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam". Cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị, chỉ thị của Tổng Quân ủy ngày 31 tháng 1 năm 1961 nêu rõ: "Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo. Đường lối chính trị và đường lối quân sự của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của nó. Mục tiêu chiến đấu của quân đội đó là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng tiến lên xã hội chủ nghĩa" "Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử, Quân Giải phóng miền Nam sẽ xây dựng thành lực lượng ba thứ quân, gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm xây dựng là phải khẩn trương nhưng phải phù hợp tình hình, khả năng thực tế và đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích." Các binh sỹ hành quân từ miền Bắc vào chi viện cũng sẽ thuộc biên chế của Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, cùng tham gia sinh hoạt và chiến đấu với những chiến sĩ bộ đội xuất thân ở miền Nam, không có sự phân biệt vùng miền nào trong biên chế.Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa là một đội quân vừa chiến đấu vừa sản xuất và đã xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm xây dựng là khẩn trương nhưng phải phù hợp với tình hình, khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích.Trên thực tế, có nhiều định nghĩa về Quân giải phóng miền Nam trong các giai đoạn khác nhau của các bên khác nhau.Trong thời gian chiến tranh, bên phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận, công khai thể hiện Quân giải phóng là lực lượng quân sự tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng, do Mặt trận và Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo, mà trực tiếp là Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam (sau nội bộ hay gọi là Bộ Chỉ huy Miền hay Bộ tư lệnh Miền). Các văn kiện công khai thường không đề cập vai trò của Đảng Lao động và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đối với quân đội này. Tuy công khai chi viện cho Miền Nam, nhưng chỉ chung chung, còn cụ thể lực lượng ngoài Bắc vào mang tính chi viện và bảo đảm tính bí mật quân sự và coi các lực lượng này là một bộ phận Quân giải phóng, chịu chỉ đạo trực tiếp của Mặt trận, Bộ tư lệnh Miền, Trung ương Cục miền Nam. Về địa bàn, toàn bộ miền Nam công khai do Trung ương Cục, Mặt trận, Bộ tư lệnh Miền chỉ đạo. Tuy nhiên trước khi có Chính phủ cách mạng lâm thời, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn được xem là Quốc hội cả nước và có quyết nghị về quân giải phóng. Sau khi có chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc phòng chính phủ này quản lý trực tiếp Quân Giải phóng miền Nam (thay thế Ban Quân sự Mặt trận) tuy nhiên vai trò chỉ đạo quân sự của Bộ tư lệnh Miền và Trung ương Cục miền Nam không khác trước.Về phía đối phương, quan niệm Quân giải phóng Miền Nam là lực lượng hình thành tại chỗ (bao gồm cả lực lượng ngoài Bắc độn - bổ sung người vào các đơn vị lực lượng đó kể cả quân địa phương, du kích) và họ cho là do Mặt trận, T.Ư. Cục chỉ đạo. Các lực lượng hình thành ngoài Bắc di chuyển vào (bao gồm cả từ Nam tập kết ra Bắc trong các thời kỳ khác nhau rồi quay vào), họ đều gọi thuộc Quân đội nhân dân và họ cho là chịu chỉ huy từ ngoài Bắc và các cán bộ cử vào Nam. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là do sự bí mật của bên phía cách mạng, mà họ không nắm rõ đặc biệt là sự chỉ đạo bí mật từ ngoài Bắc đối với hệ thống Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và quân đội trong nam. Các tin tức tình báo mà họ thu thập được và đối phương cung cấp cho họ không đủ bằng chứng để họ xác định chính xác hệ thống chỉ huy của quân đội đối phương. Ngoài ra sự phân biệt đó còn có các lý do khác, nhưng không phải dựa trên xuất xứ cụ thể về người mà là xuất xứ của đơn vị khi hình thành.Sau chiến tranh công khai chỉ đạo toàn bộ của Đảng Lao động. Do đó Quân giải phóng được định nghĩa đúng với bản chất của nó là một bộ phận của Quân đội nhân dân chiến đấu trên chiến trường miền Nam, do Đảng lãnh đạo toàn bộ. Không có sự phân chia nào về thực chất của 2 quân đội. Ví dụ hình thành 4 quân đoàn chủ lực trên 4 địa bàn. Hay đánh số Quân khu của T.Ư.. Chỉ có sự phân chia địa bàn. Trung ương Cục miền Nam và Bộ tư lệnh Miền thực tế chỉ chỉ đạo từ B2 trở vào tức cực Nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên đến đất Mũi, còn B1, ra đến vĩ tuyến 17 do T.Ư. trực tiếp chỉ đạo (T.Ư. Đảng, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh). Về mặt Đảng, T.Ư. Cục MN thời gian đầu chỉ đạo cả Liên khu V, nhưng từ 1964 Liên khu V (và về sau tách tiếp là Khu Trị Thiên) thuộc T.Ư. Đảng quản lý trực tiếp. Tuy nhiên T.Ư. Đảng chỉ đạo toàn bộ thống nhất từ trên xuống, kể cả về quân sự hay Đảng. T.Ư. Cục Miền Nam cũng chỉ đạo chính quyền T.Ư. ở miền Nam, nhưng nhận chỉ thị từ T.Ư. và theo ủy quyền.Lưu ý chiến trường Miền Nam gọi là B, còn miền Bắc là A, Lào là C, và Campuchia là K. Chiến trường B chia làm B1, B2, sau đó B1 lại tách ra tiếp. Dưới B hoặc ngang B là các quân khu.Bên phía cách mạng luôn định nghĩa Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội do Đảng Cộng sản chủ trương thành lập và lãnh đạo qua các thời kỳ khác nhau, từ 1944 đến nay. Trong thời gian chiến tranh, Nhà nước VNDCCH không đồng nhất Quân đội nhân dân với quân đội của VNDCCH, Hiến pháp 1959 không sử dụng cụm từ này, mặc dù có khi được sử dụng thay thế ở một số sách báo văn bản (thực tế thời đánh Pháp, có lực lượng quân sự thuộc quản lý VNDCCH nhưng lại không do Đảng thành lập và lãnh đạo, quy định Quân đội nhân dân sử dụng chính thức lần đầu trong Quyết định của Chính phủ năm 1954 - văn bản dưới luật - tuy nhiên Chính phủ sau này chỉ thi hành quyền lực pháp lý ở miền Bắc trong khi Quốc hội vẫn khẳng định chủ quyền trên cả nước), nên việc coi Quân giải phóng là một phần Quân đội nhân dân như các tài liệu hiện nay đúng bản chất của nó và không sai về mặt pháp lý. Bản thân sau 30/4/1975 cho đến khi hợp nhất Nhà nước cụm từ Quân giải phóng rất ít được sử dụng, và sự hợp nhất chỉ là trên một số văn kiện pháp lý mà thôi.

Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam

Bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hoạt động tháng 1 năm 1961 – ngày 2 tháng 7 năm 1976
Phục vụ Trung ương Cục miền Nam
Tham chiến Chiến tranh Việt Nam
Quy mô Tổng số bộ đội ban đầu 24.000 (1961)
Quân chủ lực: 64.000 (1963)
Quân chủ lực: 130.000 (1968)
Quân chủ lực: 200.000 (1974)
Hàng trăm nghìn dân quân, du kích, TNXP và nằm vùng.
Quốc gia Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_Giải_phóng_miền_Nam_Việt_Nam http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628305/V... http://www.vietnamgear.com/dictionary/vpa.aspx http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ky-uc-ve-nha-... http://www.globalsecurity.org/military/world/vietn... http://www.baodanang.vn/channel/5399/201102/ky-nie... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Lien-Xo-tung-co-... http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-p... http://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-di-den-ban-dam-p...