Quan_hệ_Cuba_–_Hoa_Kỳ
Quan_hệ_Cuba_–_Hoa_Kỳ

Quan_hệ_Cuba_–_Hoa_Kỳ

Cuba và Hoa Kỳ đã có những mối quan tâm đến nhau từ trước các phong trào độc lập của hai quốc gia. Kế hoạch mua Cuba từ Đế chế Tây Ban Nha được đưa ra vào những thời điểm khác nhau của Hoa Kỳ. Khi sự ảnh hưởng của Tây Ban Nha suy yếu đi trong Vùng Caribe, Hoa Kỳ dần dần giành được một vị trí thống trị về kinh tế và chính trị đối với đảo này, chiếm đại đa số vốn đầu tư nước ngoài và phần lớn hàng nhập khẩu và xuất khẩu nằm trong tay Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với các vấn đề chính trị Cuba.Sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959, mối quan hệ hai nước xấu đi đáng kể và đã được đánh dấu bởi sự căng thẳng và đối đầu kể từ đó. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Cuba và đã duy trì lệnh cấm vận quy định các công ty Mỹ làm ăn với Cuba là bất hợp pháp. Đại diện ngoại giao Hoa Kỳ tại Cuba thuộc quyền quản lý của Văn phòng Lợi ích Hoa Kỳ ở Havana, và có một cơ quan tương tự của Cuba ở Washington DC; cả hai cơ quan này đều chính thức là một phần của các đại sứ quán tương ứng của Thụy Sĩ.Ngày 15 tháng 4 năm 1959, hơn 4 tháng sau khi đưa Cách mạng Cuba tới thắng lợi, Fidel Castro tới thăm Hoa Kỳ. Chuyến thăm này được đánh dấu bằng những căng thẳng giữa Castro và chính phủ Mỹ. Ngày mùng 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của Castro đã lật đổ nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista. Từ khi chế độ mới ở Cuba ra đời, giới chức Mỹ đã lo lắng về nhà cách mạng Fidel Castro. Dù khiến giới chính trị gia lo lắng, Castro lại được lòng báo giới Mỹ – câu chuyện về những ngày đấu tranh du kích ở Cuba, bộ quần áo rằn ri và đôi giày cao cổ mà ông ưa chuộng, cùng với bộ râu quai nón, đã tạo nên một hình tượng nổi bật. Tháng 4 năm 1959, nhận lời mời của American Society of Newspaper Editors (Hiệp hội các Nhà biên tập báo chí Hoa Kỳ), Castro sang thăm Mỹ.Trong chuyến thăm này, Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower tỏ rõ ông không có ý định gặp gỡ Castro khi đã tới sân golf để tránh phải gặp Castro. Castro đã có cuộc nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một viện chính sách có trụ sở ở New York, bao gồm các công dân và cựu quan chức chính phủ quan tâm tới quan hệ quốc tế của Mỹ. Castro khá cứng rắn trong suốt buổi trao đổi, khẳng định rõ Cuba sẽ không cầu xin Hoa Kỳ viện trợ kinh tế.[1]Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vì Cuba đã quốc hữu hóa tài sản các công ty Mỹ trong cuộc Cách mạng, và đã tuyên bố sẽ tiếp tục chừng nào chính phủ Cuba vẫn tiếp tục từ chối tiến tới việc dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền, hy vọng sẽ thấy việc dân chủ hóa và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản mà đã diễn ra ở Đông Âu sau các cuộc cách mạng năm 1989. Trong khi đó, một số tổ chức, bao gồm cả một nghị quyết gần như đạt nhất trí cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã kêu gọi "chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính kéo dài trong nhiều thập niên của Hoa Kỳ đối với Cuba."[2].Ngay sau khi Hoa Kỳ áp lệnh cấm vận, kinh tế Cuba đã trở nên khó khăn khi 95% tư liệu sản xuất của Cuba và toàn bộ các linh kiện được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng là nơi xuất khẩu chính của Cuba. Điều này đã khiến nền kinh tế Cuba lúc mới bị cấm vận trở nên đình đốn do thiếu nguyên liệu đầu vào và mất đi thị trường xuất khẩu chính. Chính phủ Cuba ước tính lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đã khiến nước này thiệt hại 753,69 tỷ USD.[3]Ngày 17 tháng 12 năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack ObamaChủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố khởi đầu của một quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ. Đàm phán bí mật ở Canada mấy tháng trước đó, và một phần với sự hỗ trợ của Giáo hoàng Phanxicô, thỏa thuận này sẽ dẫn tới việc dỡ bỏ một số hạn chế đi lại của Mỹ, ít hạn chế về kiều hối, và thành lập một đại sứ quán Mỹ ở Havana (đã bị đóng cửa kể từ khi Cuba ngã theo Liên Xô vào năm 1961)[4][5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan_hệ_Cuba_–_Hoa_Kỳ http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.history.com/this-day-in-history/castro-... http://www.huffingtonpost.com/2015/04/11/barack-ob... http://www.huffingtonpost.com/2015/04/11/raul-cast... http://www.nytimes.com/2014/12/18/world/americas/u... http://theconversation.com/cuba-is-poor-but-who-is... http://www.spiegel.de/politik/ausland/praesident-o... http://www.spiegel.de/politik/ausland/usa-und-kuba... http://www.sueddeutsche.de/politik/obamas-kuba-off... http://www.zeit.de/politik/ausland/2015-04/usa-kub...