Proton
Proton

Proton

Proton (ký hiệu p hay H+ ; tiếng Hy Lạp: πρώτον nghĩa là "đầu tiên" ; tiếng Việt đọc là p-rô-tôn hay p-rồ-tông) là 1 loại hạt tổ hợp, hạt hạ nguyên tử và là 1 trong 2 loại hạt chính cấu tạo nên hạt nhân của nguyên tử (hạt còn lại là neutron). Bản thân 1 hạt proton được cấu tạo thành từ 3 hạt quark nhỏ hơn (2 quark lên và 1 quark xuống), vì vậy proton mang điện tích +1e hay +1.602 ×10−19 coulomb.Có spin bán nguyên, proton là fermion. Cấu thành từ 3 quark, proton là baryon.Khối lượng 1.6726 ×10−27 kg xấp xỉ bằng khối lượng hạt neutron và gấp 1836 lần khối lượng hạt electron.Trong nguyên tử trung hòa về điện tích, số lượng hạt proton trong hạt nhân đúng bằng số lượng hạt electron của lớp vỏ nguyên tử.Số proton trong nguyên tử của 1 nguyên tố đúng bằng điện tích hạt nhân của nguyên tố đó, và được chọn làm cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn.Proton và neutron được gọi là nucleon. Đồng vị phổ biến nhất của nguyên tử hydro là 1 proton riêng lẻ (không có neutron nào). Hạt nhân của các nguyên tử khác nhau tạo thành từ số các proton và neutron khác nhau. Số proton trong hạt nhân xác định tính chất hóa học của nguyên tử và xác định nên nguyên tố hóa học.

Proton

Loại hạt Fermion
Mômen từ &0000000000000002.7928472.792847351(28) μN
Spin ½
Phân loại Baryon
Phản hạt phản proton ( p ¯ {\displaystyle {\bar {p}}} )
Cấu trúc 2 lên, 1 xuống
Khối lượng &-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.0000001.672621637(83)×10−27 kg
&0000000000000938.272013938.272013(23) MeV/c2
&0000000000000001.0072761.00727646677(10) u[1]
Thời gian sống 1032 năm
Nhóm Hadron
Lý thuyết William Prout (1815)
Điện tích 1.602 176 53(14) × 10−19 C
Tương tác cơ bản hấp dẫn, điện từ, yếu, mạnh
Ký hiệu p, p+, H+
Thực nghiệm Ernest Rutherford (1919)