Phương_ngữ_Nam_Bộ_(tiếng_Việt)


Phương ngữ Nam Bộ là một trong các nhóm phương ngữ của tiếng Việt. Phương ngữ này được cư dân người Việt sử dụng tại khu vực Nam Bộ, Việt Nam. Phương ngữ này có cách phát âm, từ vựng, cách sử dụng từ ngữ khác biệt khá lớn so với tiếng Việt ở các khu vực khác của Việt Nam.Kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn vào Đàng Trong bắt đầu một thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi, cư dân Việt từ miền Bắcmiền Trung Việt Nam bắt đầu di cư vào. Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và văn hóa (tiếp xúc với cư dân bản địa), tiếng Việt ở khu vực này dần thay đổi. Cách phát âm thay đổi nhiều: "hoạch" thành "hoặt" hay "goặt", âm "v" thành âm "d", "au" thành ao, "an" thành "ang". Nhiều từ đã bị đọc chệch đi do húy kỵ các vua chúa nhà Nguyễn: "hoàng" thành "huỳnh", "cảnh" thành "kiểng", "kính" thành "kiếng", "hoa" thành "huê". Một số lượng từ vựng tiếng Khmer được vay mượn như: xoài, bò hóc, ghe, ghe ngo, vỏ lãi. Có nhiều từ tiếng Hoa của cư dân Quảng Châu, Phúc Kiến được vay mượn âm như: tẩy (ly đá), chạp pô, xì dầu, xì quách, bò bía, chế, hia, lì xì,...