Phương_ngữ_Hán_ngữ
Phương_ngữ_Hán_ngữ

Phương_ngữ_Hán_ngữ

Tiếng Hán là một ngữ tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng gồm hàng trăm biến thể ngôn ngữ địa phương, nhiều trong số đó không thể thông hiểu lẫn nhau. Sự khác biệt này cũng tương tự nét dị biệt giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman, với nhiều khác biệt sâu sắc khi càng về hướng đông nam Trung Quốc. Người bản ngữ tiếng Hán thường xem các biến thể ngôn ngữ này là các "phương ngôn" của cùng một ngôn ngữ. Các biến thể tiếng Hán thường được chia thành bảy nhóm lớn là tiếng Quan Thoại, tiếng Ngô, tiếng Mân, tiếng Tương, tiếng Cám, tiếng Khách Gia, tiếng Quảng Đông.Khác biệt nhất giữa các phương ngôn tiếng Trung Quốc nằm ở mặt âm vị, và ít hơn ở khía cạnh từ vựngcú pháp. Các phương ngôn phương nam thường có ít phụ âm đầu hơn các phương ngôn phương bắc và miền trung, nhưng chúng thường lưu giữ được nhiều phụ âm cuối của tiếng Hán trung cổ. Tất cả phương ngôn đều có thanh điệu âm vị học, các phương ngôn phía bắc có xu hướng ít thanh điệu hơn các phương ngôn phía nam. Nhiều phương ngôn có hình thức biến điệu, phức tạp nhất ở khu vực từ bờ biển từ Chiết Giang đến phía đông tỉnh Quảng Đông.Hán ngữ tiêu chuẩn dựa vào ngữ âm tiếng Bắc Kinh, có lớp từ vựng được lấy từ tiếng Quan thoại và ngữ pháp dựa trên theo bạch thoại. Đây là ngôn ngữ chính thức duy nhất của cả Trung QuốcĐài Loan, là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phương_ngữ_Hán_ngữ http://www.raco.cat/index.php/Dialectologia/articl... http://www.ethnologue.com http://homepage2.nifty.com/Gat_Tin/fanglink.htm http://dylansung.tripod.com/chinese/index.html //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://dialnet.unirioja.es/descarga/articulo/23177... http://crlao.ehess.fr/docannexe/file/1722/brief_hi... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16024359 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1599877