Pháp_Luân_Công
Pháp_Luân_Công

Pháp_Luân_Công

Pháp Luân Công (phồn thể: 法輪功 giản thể: 法轮功, bính âm: Fǎlún Gōng), hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp (phồn thể: 法輪大法, bính âm: Fǎlún Dafǎ), là một môn thực hành tâm linh kết hợp các bài tập tọa thiềnkhí công do Lý Hồng Chí thành lập tại Trung Quốc, các lời giảng của ông dựa trên một triết lý tập trung vào các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn (tiếng Trung: 真、善、忍), việc thực hành nhấn mạnh vào đạo đức và tâm tính. Thông qua sự cư xử ngay chính trên phương diện đạo đức và thực hành thiền định, những người tập luyện Pháp Luân Công mong muốn loại bỏ các "cố chấp của tâm trí", và cuối cùng đạt đến "sự giác ngộ tâm linh".Pháp Luân Công lần đầu tiên được Lý Hồng Chí giảng dạy công khai ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1992. Nó xuất hiện vào giai đoạn cuối của thời kỳ "bùng nổ khí công" ở Trung Quốc - thời kỳ này đã chứng kiến ​​sự tăng nhanh của những môn tập tương tự nhau với các đặc điểm là thiền định, các bài tập cử động chậm rãi và điều hòa hơi thở. Pháp Luân Công khác với các trường phái khí công khác ở chỗ nó không có các hình thức thu phí hay ghi danh chính thức, các nghi lễ thờ phượng hàng ngày, mà chú trọng hơn vào các giá trị đạo đức, và bản chất thần học trong các bài giảng. Các học giả phương Tây đã mô tả Pháp Luân Công như một môn khí công, một "phong trào tâm linh", một "hệ thống tu luyện" cổ truyền Trung Quốc, hay như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc.Mặc dù Pháp Luân Công ban đầu nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các giới chức Trung Quốc, nhưng từ giữa đến cuối thập niên 1990, Đảng Cộng sản và các tổ chức an ninh công cộng ngày càng xem Pháp Luân Công như một mối đe dọa tiềm tàng bởi số lượng người tham gia, sự độc lập đối với nhà nước, và những bài giảng tâm linh của môn khí công này. Đến năm 1999, chính phủ ước tính số lượng người tập luyện Pháp Luân Công là 70 triệu người trong tổng dân số 1,2 tỷ[1]. Trong thời gian đó, các thông tin truyền thông mang tính tiêu cực về Pháp Luân Công bắt đầu xuất hiện, và các học viên thường phản ứng bằng cách biểu tình và bao vây các cơ quan báo chí liên quan. Hầu hết trong các lần biểu tình các học viên đã thành công, nhưng tranh cãi và căng thẳng tiếp tục leo thang. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1999, khi hơn 10.000 người tập luyện Pháp Luân Công đã biểu tình hòa bình gần khu nhà trung ương chính phủ ở Bắc Kinh để yêu cầu công nhận tính hợp pháp và không bị nhà nước can thiệp. Cuộc biểu tình này được nhiều người xem là chất xúc tác góp phần tạo ra cuộc đàn áp sau này.Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc và tuyên truyền trên nhiều mặt với ý đồ nhổ tận gốc môn tu luyện này. Việc truy cập Internet vào các trang web có đề cập đến Pháp Luân Công bị ngăn chặn, và vào tháng 10 năm 1999 Pháp Luân Công bị Chính phủ Trung Quốc tuyên bố là một "tổ chức tà giáo" đe dọa sự ổn định xã hội. Theo các báo cáo của tổ chức Freedom House, những người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc "là đối tượng của hàng loạt hoạt động ngược đãi vi phạm nhân quyền", ước tính đã có hàng trăm ngàn người bị bỏ tù mà không qua xét xử,[2] và nhiều người tập Pháp Luân Công bị giam giữ là đối tượng lao động cưỡng bức, hành hạ tâm thần, tra tấn, và nhiều phương pháp cưỡng chế khác nhằm chuyển hóa tư tưởng, dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.[3] Tính đến năm 2009, các tổ chức nhân quyền ước tính ít nhất có 2.000 người tập Pháp Luân Công đã chết do bị hành hạ khi bị giam giữ.[4] Một số nhà quan sát đưa ra con số còn cao hơn nhiều, và báo cáo rằng hàng chục ngàn người có thể đã bị giết hại để cung ứng nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc.[5][6] Trong nhiều năm kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã trở nên chủ động trong việc vận động cho nhân quyền ở Trung Quốc.Người sáng lập Pháp Luân Công - Lý Hồng Chí - đã di cư sang Hoa Kỳ từ năm 1996, và số lượng người tập Pháp Luân Công trên toàn cầu là khá lớn. Tại Trung Quốc đại lục, ước tính cho thâý có hàng chục triệu người vẫn đang tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công bất chấp việc bị chính phủ ngăn cấm.[7][8][9] Ước tính có hàng trăm ngàn người đang tập luyện Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.[10][11]

Pháp_Luân_Công

- Bính âm Hán ngữ Fǎlún Dàfǎ
Phiên âmQuan thoại- Bính âm Hán ngữTiếng Quảng Đông- Việt bính
Phiên âm
Quan thoại
- Bính âm Hán ngữFǎlún Dàfǎ
Tiếng Quảng Đông
- Việt bínhfat2 lun4 daai6 fat2
Giản thể 法轮大法
Phồn thể 法輪大法
- Việt bính fat2 lun4 daai6 fat2

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pháp_Luân_Công http://www.theage.com.au/news/world/falun-gong-org... http://www.nla.gov.au/grants/haroldwhite/papers/bp... http://www.abc.net.au/radionational/programs/backg... http://english.people.com.cn/special/fagong/199907... http://english.peopledaily.com.cn/english/199908/0... http://www.amazon.com/Bloody-Harvest-Organ-Harvest... http://www.amazon.com/Wild-Grass-Portraits-Change-... http://www.bangkokpost.com/archive/court-allows-fa... http://www.bangkokpost.com/print/649068/ http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/04/1404...