Định nghĩa và các bản dạng Phi nhị nguyên giới

Một lá cờ phi nhị nguyên tại một cuộc diễu hành ở Paris có viết: "Giới của tôi không thuộc về hệ nhị nguyên"

Thuật ngữ genderqueer được bắt nguồn từ những tạp chí tự xuất bản dành cho người queer của những năm 1980s và đây là tiền đề cho thuật ngữ non-binary được dùng sau này. Vì là một thuật ngữ chung, genderqueer được dùng như một tính từ nhằm để mô tả những người vượt lên hay tách biệt khỏi sự phân loại về giới truyền thống, bất kể bản dạng giới của họ là gì. Những cá nhân thể hiện sự vượt ra khỏi quy chuẩn về giới bằng cách không tuân theo những hạng mục của đàn ông hay phụ nữ. Genderqueer thường được dùng như một nhãn bởi những người thách thức sự kiến tạo xã hội của giới theo hình mẫu nhị nguyên.

Thuật ngữ này cũng được áp dụng cho những người nhìn nhận bản thân có một giới nào đó mơ hồ. Androgynous (hay androgyne) thường được dùng như một thuật ngữ nhằm để mô tả những người nằm trong hạng mục này. Đây là bởi vì thuật ngữ androgyny thường liên kết tới sự pha trộn giữa tính nam và tính nữ theo định chuẩn mà xã hội đặt ra. Tuy nhiên, không phải người genderqueer nào cũng nhận bản thân là androgynous. Một số người genderqueer khác cũng có thể nhận diện bản thân là một người phụ nữ nam tính hay một người đàn ông nữ tính hoặc kết hợp genderqueer với một nhãn giới nào khác. Là một người phi nhị nguyên không đồng nghĩa với việc là một người liên giới tính, và hầu hết những người liên giới tính sẽ nhận diện bản thân là nam hoặc nữ. Một số người dùng từ enby (viết gọn lại từ kí tự NB), như một dạng viết ngắn hơn của thuật ngữ non-binary.

Vô giới, hay còn gọi là Phi giới (tiếng Anh: Agender, hoặc Genderless, Gender-free, hay Non-gender)[20][21] chỉ những người nhìn nhận bản thân không có giới.[22][23][24] Mặc dù mục này có thể bao gồm những nhân dạng không tuân theo vai trò giới, học giả Finn Enke khẳng định rằng những người nhìn nhận bản thân thuộc giới này không nhất thiết phải nhận dạng mình là người chuyển giới.[25]

Linh hoạt giới (tiếng Anh: Genderfluid, hay Gender Fluid) chỉ những người có giới linh hoạt và thay đổi thay vì chỉ gắn với một giới cả đời.[26][26][27] Tuỳ từng người có chu kì thay đổi giới, có người sẽ có giới của mình luân chuyển theo ngày, có người theo tháng, hay thậm chí có người cả năm mới thay đổi. Một người Linh hoạt giới có thể nhận dạng bản thân là Song giới (luân chuyển giữa nam và nữ), hoặc Tam giới (luân chuyển giữa 2 giới trên và một giới khác).[5][6] Thuật ngữ Linh hoạt giới đã được sử dụng từ những năm 1990s. Vào những năm 1990s và 2000s, những người Linh hoạt giới thường tự gọi bản thân là Song giới hoặc Đa dạng giới. Trước đó, họ thường gọi bản thân là cross-dresser.

Genderflux chỉ những người có sự cảm nhận về giới có sự thay đổi về cường độ cảm nhận theo thời gian. Đây có thể được coi là một dạng của Linh hoạt giới trên một quang phổ từ Vô giới cho tới một hay nhiều giới khác. Ngoài ra, ta có thể hiểu cường độ cảm nhận giới của người genderflux nằm trong khoảng từ 0% cho tới 100%.[28][29][30] Sự khác biệt giữa Linh hoạt giới và Genderflux chính là Genderflux bao gồm sự di chuyển trong cường độ cảm nhận của một giới, không nhất thiết phải là giữa hai hay nhiều giới khác nhau như Linh hoạt giới. Tuy nhiên, Genderflux cũng có thể được coi là một dạng cụ thể hơn của Linh hoạt giới,[29] thường là giữa một giới nào đó và Vô giới. Tuy nhiên, thuật ngữ Genderflux được dùng vào năm 1994 trên một bản tin của hội Pagan giáo dành cho người Queer với nghĩa "luân chuyển giữa các giới khác nhau".[29] Vào năm 2003, Marilyn Manson đã được mô tả là một người Genderflux.[29] Nhà hoạt động xã hội và blogger thời trang Elliott Alexzander khai truơng một hãng quần áo mới mang tên GenderFlux vào năm 2015.[31]

Song giới (tiếng Anh: Bigender, hay Bi-gender) chỉ những người nhìn nhận bản thân có 2 giới, có thể 2 giới này là nam và nữ, cũng có thể là các giới khác nằm ngoài hệ nhị phân. Họ có thể có 2 giới cùng tồn tại song song, hoặc 2 giới đó luân chuyển với nhau.[32][33][34] Song giới khác Linh hoạt giới ở chỗ một số người có thể có 2 giới cùng tồn tại trong khi người Linh hoạt giới thì có giới luân chuyển, hoặc người Linh hoạt giới có thể có trải nghiệm cả quang phổ giới thay vì chỉ 2 giới như người Song giới. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kì mô tả người Song giới là một phần của cộng đồng người chuyển giới.[35][36][37] Một cuộc điều tra vào năm 1999 được đưa ra bởi San Francisco Department of Public Health đã cho thấy trong cộng đồng người chuyển giới, có 3% người sinh ra mang đặc điểm giới tính của nam giới và 8% người mang đặc điểm giới tính của nữ giới nhận dạng bản thân là người transvestite, cross-dresser, drag queen, hoặc là người song giới.[38] Vào năm 2016, một cuộc điều tra Harris (Harris poll) được đặt ra dưới tư cách của tổ chức GLAAD cho thấy có 1% người thuộc thế hệ millennials nhận dạng bản thân là người Song giới.[39][40]

Tam giới (tiếng Anh: Trigender) chỉ những người nhìn nhận bản thân có 3 giới, có thể 3 giới này là nam, nữ và/hoặc những giới nằm trong phổ phi nhị nguyên khác. 3 giới ấy có thể cùng tồn tại song song hoặc luân chuyển với nhau theo thời gian.[41][42] Thuật ngữ này đã được dùng ít nhất là từ trước năm 1999.[41] Tam giới được nhắc đến là một giới thuộc phổ phi nhị nguyên trong cuốn sách "Tính dục và Giới dành cho giáo sư chuyên về sức khỏe tâm thần: Những chỉ dẫn thực tế" (Sexuality and Gender for Mental Health Professionals: A Practical Guide) được xuất bản vào năm 2013.[43]

Đa giới (tiếng Anh: Polygender) chỉ những người nhận dạng bản thân có nhiều hơn một giới, thường là nhiều hơn ba bởi vì đã có những thuật ngữ như Song giới và Tam giới tồn tại.[44] Những giới này có thể cùng tồn tại hoặc luân chuyển với nhau. Tuy nhiên, vào năm 1998, thuật ngữ Đa giới được dùng trên diễn đàn mạng tên Sphere của cộng đồng người chuyển giới như một từ chỉ những người có giới không thuộc vào hệ nhị phân giới.[45]

Toàn giới (tiếng Anh: Pangender, hay Omnigender) là một bản dạng giới bao gồm một lượng lớn các giới, hoặc tất cả các giới (tuy nhiên không bao gồm các giới thuộc các nền văn hoá khác). Thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ người nhận dạng bản thân có rất nhiều hoặc tất cả các giới cùng tồn tại hoặc luân chuyển với nhau theo thời gian. Một người nhận dạng bản thân là người Toàn giới có thể bao gồm những giới chưa được công nhận hoặc chưa được biết tới.[46][47] Một người Toàn giới có thể chọn một danh xưng bất kì hoặc thay đổi danh xưng tuỳ thuộc vào giới họ cảm nhận bản thân thuộc về ở thời điểm hiện tại. Việc sử dụng thuật ngữ Toàn giới đã xuất hiện từ những những năm 1980s - 1990s.[46] Thuật ngữ này được ghi lại ở phần giới thiệu của cuốn sách The Flock', ra đời từ năm 1992 bởi Lynn Wilson: "Một số người gender-nonconforming tự gọi bản thân là androgyne, toàn giới, hoặc phi nhị nguyên".[48] Toàn giới được nhắc đến là một giới thuộc phổ phi nhị nguyên trong cuốn sách "Tính dục và Giới dành cho giáo sư chuyên về sức khỏe tâm thần: Những chỉ dẫn thực tế" (Sexuality and Gender for Mental Health Professionals: A Practical Guide) được xuất bản vào năm 2013.[43]

Bán giới (tiếng Anh: Demigender) chỉ những người có kết nối một phần với một giới khác. Một số người có thể nhận dạng bản thân có 2 hay nhiều hơn 2 giới, trong khi một số khác thì không.[49][50] Thuật ngữ này còn có nhiều hạng mục nhỏ khác. Ví dụ như một người Bán nam (tiếng Anh: Demiboy, hay Demiman, Demiguy) nhận diện giới của họ có một phần là nam, hay một người Bán nữ (tiếng Anh: Demigirl, hay Demiwoman) nhận diện bản thân có một phần giới của họ là nữ, bất kể giới tính hay giới mà họ được chỉ định khi mới sinh. Một người Bán linh hoạt (tiếng Anh: Demifluid) có thể cảm nhận một giới của mình luôn cố định, còn giới còn lại thì có sự thay đổi theo thời gian,[51] còn người Demiflux có phần giới cố định của mình thường là phi nhị nguyên, hoặc giới trung lập.[50] Theo một định nghĩa khác, một người Demiflux có thể cảm thấy phần giới của mình cố định và không thay đổi, trong khi phần khác có sự thay đổi trong cường độ cảm nhận. Bán giới, Bán nam, Bán nữ,... và các thuật ngữ liên quan được đặt ra vào năm 2010.[52] Vào ngày 12 tháng 12 năm 2010,[53] thuật ngữ bán nam và bán nữ được đưa vào danh sách các định nghĩa về giới của AVEN.[54] Vào ngày 14 tháng 10 năm 2011, bán nam và bán nữ cũng được đưa vào trang "Các thuật ngữ và giới thuộc phổ Đa dạng giới" của blog Genderqueerid nổi tiếng.[55] Người chủ của blog, Marilyn Roxie, đã thu thập dữ liệu cho một bài khảo sát về người đa dạng giới vào chính năm đó (từ ngày 15 tháng 9 cho tới ngày 15 tháng 10); 9 người đã chọn ô "bán nam", và 7 người chọn ô "bán nữ".[56] Một blog tumblr mang tên demigenders được lập ra vào tháng 3 năm 2014 với mục tiêu nhằm tạo ra một không gian an toàn cho những người nhận dạng bản thân là Bán nữ, Bán nam, Bán phi nhị nguyên, Bán linh hoạt, hay Demiflux.[57] Một blog khác mang tên demigenderpalace cũng được lập ra vào tháng 6 năm 2014 với mục đích tuơng tự.[58]

Androgyne: chỉ những người có giới là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa tính nam và tính nữ, hoặc được coi là một giới nằm chính giữa dải chạy dọc nam - nữ. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có những trường hợp có người sử dụng cụm từ "song tính luyến ái" để chỉ người androgyne, hoặc người liên giới tính. Ví dụ ở tập 50, mùa thứ 2 của phim truyền hình Star Trek, "The Trouble with Tribbles", Dr. McCoy đã gọi tribbles, một giống loài ngoài hành tinh, là song tính.[59] Androgyne cũng được dùng như một thuật ngữ bao quát tuơng tự như "phi nhị nguyên", như trong bộ sách bách khoa năm 2010 có viết:

"Androgyne được dùng để chỉ những người có, hoặc sở hữu những đặc điểm của cả 2 giới nam và nữ. [...] Một người androgyne thường không tuân theo vai trò giới của xã hội nơi anh/cô ấy sống. Một người androgyne có thể nhận dạng bản thân vượt giới, nằm giữa 2 giới, luân chuyển giữa các giới, hoàn toàn không có giới, hay có sự kết hợp giữa những điều trên. Những bản dạng androgyne có thể bao gồm: toàn giới, song giới, nhị giới, vô giới, linh hoạt giới và intergender. Androgyny có thể thuộc về mặt thể chất, hoặc về mặt tâm thần, và nó không liên quan tới giới tính sinh học, hay chỉ những người liên giới tính mới nhận diện bản thân như vậy."[60]

Vào năm 1918, Jennie June đã cho ra đời cuốn sách "Tự truyện của một người Androgyne". Cuốn sách đã được mô tả là "một quyển sách cho người queer, người chuyển giới, và những nghiên cứu về giới của thế kỉ thứ 20 nước Mỹ".[61] Việc sử dụng thuật ngữ Androgyne đã xuất hiện từ những năm 1990s, được ghi lại ở phần giới thiệu của cuốn sách The Flock', ra đời từ năm 1992 bởi Lynn Wilson: "Một số người gender-nonconforming tự gọi bản thân là androgyne, toàn giới, hoặc phi nhị nguyên".[48]

Neutrois: chỉ những người nhận dạng bản thân có giới trung lập hoặc không có giới, và những người nhận diện bản thân là neutrois thường có bức bối giới và mong muốn phẫu thuật để giấu đi, hoặc loại bỏ, hay giảm thiểu những đặc điểm giới tính trên cơ thể. Vào năm 1995, thuật ngữ Neutrois được đặt ra bởi một người tự nhận dạng bản thân là Neutrois tên H. A. Burnham, người đã mô tả thuật ngữ này trong một bài đăng công khai trên một nhóm tin tức dành cho người chuyển giới.[62] Neutrois được nhắc đến là một giới thuộc phổ phi nhị nguyên trong cuốn sách "Tính dục và Giới dành cho giáo sư chuyên về sức khỏe tâm thần: Những chỉ dẫn thực tế" (Sexuality and Gender for Mental Health Professionals: A Practical Guide) được xuất bản vào năm 2013.[43]

Transfemininetransmasculine (thường được viết gọn lại thành transfemmetransmasc) có thể được dùng bởi những người mô tả một phần nam hoặc nữ trong giới của họ. Transfeminine được dùng bởi những người mang đặc điểm giới tính của nam nhưng có kết nối một phần với tính nữ trong khi không nhất thiết phải hoàn toàn nhận dạng bản thân là một người phụ nữ, còn transmaculine thường được dùng bởi những người mang đặc điểm giới tính của nữ nhưng có kết nối một phần với tính nam trong khi không nhất thiết phải hoàn toàn nhận dạng bản thân là một người đàn ông.[63] Transfeminine có thể được dùng như một thuật ngữ chung chỉ những người chuyển giới nữ, bán nữ, linh hoạt giới hay bán linh hoạt cảm nhận bản thân là nữ thường xuyên hơn những giới khác, hay bất kì những người phi nhị nguyên giới/đa dạng giới khác nhận dạng bản thân có giới là nữ nhiều hơn các giới khác. Tương tự, transmasculine cũng có thể được dùng như một thuật ngữ chung chỉ những người chuyển giới nam, bán nam, linh hoạt giới hay bán linh hoạt cảm nhận bản thân là nam thường xuyên hơn những giới khác, hay bất kì những người phi nhị nguyên giới/đa dạng giới khác nhận dạng bản thân có giới là nam nhiều hơn các giới khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phi nhị nguyên giới http://www.prideinclusionprograms.com.au/event/int... http://gender-sphere.0catch.com/polygenderfaq.htm http://www.davidmariner.com/flags/ http://gendercensus.com/post/160656902130/nbgq-sur... http://genderqueerid.com/gq-terms http://genderqueerid.com/gqhistory http://www.gendertalk.com/pubs/InYourFace1.pdf http://www.gendertree.com/Egyptian%20third%20gende... http://www.glbtq.com/social-sciences/genderqueer.h... http://www.huffingtonpost.com/kelsie-brynn-jones/w...