PPSh-41
PPSh-41

PPSh-41

PPSh-41 (Pistolet-Pulemyot Shpagina obrazet 1941 - Súng tiểu liên của Shpagin kiểu năm 1941) là súng tiểu liên được kỹ sư Georgi Shpagin thiết kế. Súng được chấp nhận trang bị năm 1941 và là súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết trong thế chiến thứ hai. Đây chính là phiên bản đơn giản và tối ưu hóa của khẩu súng tiểu liên PPD-34 do thiếu tướng - kỹ sư Vasily Degtyaryov thiết kế năm 1934 (sau đó, nó được cải tiến vào năm 1940 trở thành PPD-40). PPSh-41 có thiết kế blowback, bắn khi khóa nòng mở cổ điển của súng tiểu liên thời đó. Súng sử dụng đạn 7.62×25mm Tokarev tiêu chuẩn của súng ngắn Tokarev TT-33. Nó nhanh chóng trở thành súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng Quân.PPSh-41 được thiết kế nhằm để có thể đáp ứng được các tiêu chí như là: dễ sử dụng, dễ sản xuất, giá thành rẻ, độ bền cao,.. mà khẩu PPD-34 chưa đáp ứng được. Khẩu súng này được rất nhiều các chuyên gia vũ khí cũng như các sử gia ghi nhận là khẩu tiểu liên tốt nhất, dễ sản xuất và bền bỉ nhất trong Thế chiến 2. Không một khẩu tiểu liên nào trong Thế Chiến 2 vượt qua được PPSh-41 về số lượng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Liên Xô đã sản xuất khoảng 6,1 triệu cây PPSh-41 trong suốt Thế Chiến 2. Không chỉ dễ sản xuất mà PPSh-41 còn rất bền bỉ. Một cây súng tiểu liên khác là Sten (của Anh) cũng dễ sản xuất như PPSh-41 nhưng nó lại bị "chê đứng chê ngồi" vì tỉ lệ bị kẹt đạn của nó cứ "đều như cơm bữa", trong khi PPSh-41 thì chiến đấu rất tốt trong mọi điều kiện chiến đấu khác nhau, dù cho đó là mùa đông băng tuyết lạnh đến -30°C ở Nga hay là rừng rậm đầm lầy ở Ukaraina về mùa hè và mùa thu, cát bụi sa mạc ở vùng Ca-xpi,... Hồng Quân dừng sản xuất loại súng này vào năm 1947 vì vào năm đó thì họ đã lựa chọn khẩu Súng trường tự động Kalashnikov (hay gọi tắt là AK-47) của nhà thiết kế Mikhail Timofeyevich Kalashnikov làm súng trường tấn công tiêu chuẩn mới. Từ sau năm 1948 thì Liên Xô tiến hành bàn giao giấy phép, công nghệ cũng như máy móc chuyên dùng để sản xuất PPSh 41 lại cho Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Đức, và một số nước XHCN khác (như Nam Tư, Tiệp Khắc, Albania,...) thế nên đã có thêm hàng trăm nghìn khẩu PPSh-41 được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Liên Xô.

PPSh-41

Các biến thể PPSh-41, MP41(r), MP717(r), SKL-41, Kiểu 49, Kiểu 50, K-50M.
Cơ cấu hoạt động Blowback
Số lượng chế tạo Khoảng 6.000.000 khẩu được Liên Xô sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh Vệ Quốc (1941-1945). Đấy là còn chưa tính đến số lượng được Liên Xô sản xuất từ năm 1946 đến năm 1947 cùng với số lượng của 2 phiên bản Type 49 (Triều Tiên sản xuất) và Type 50 (Trung Quốc sản xuất).
Vận tốc mũi 488 m/s
Chiều dài 843mm (33,18 in)
Giai đoạn sản xuất 1941-1947Liên Xô
1949-1958 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
1950-1956Trung Quốc
Ngắm bắn Trước: Đầu ngắm có vòng chống va đập.
Sau: Những khẩu đầu tiên có thước ngắm có con trượt chỉnh tầm, định tầm bắn đến 500m. Về sau sử dụng khe ngắm kiểu lật (kiểu chữ "L") định tầm 100 và 200m.
Loại Súng tiểu liên
Phục vụ 1941 – Nay
Sử dụng bởi  Liên Xô
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Miền Bắc Việt Nam viện trợ
 Việt Nam
 Lào
 Belarus
 Kazakhstan
 Ba Lan
 Đông Đức
 Mông Cổ
 Tiệp Khắc
 România
 Cộng hòa Nhân dân Bulgaria
 Ukraina
 Trung Quốc
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Hàn Quốc
 Mozambique
 Angola
Người thiết kế Georgy Semenovich Shpagin
Khối lượng 3,63kg chưa lắp hộp tiếp đạn.
5,45kg với băng đạn trống 71 viên.
4,3kg với băng đạn cong 35 viên
Nơi chế tạo  Liên Xô
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Type 49)
 Trung Quốc (Type 50)
Tầm bắn xa nhất 350m
Tốc độ bắn 900 phát/phút
Năm thiết kế 1940
Độ dài nòng 269mm
Đạn 7.62×25mm Tokarev
Chế độ nạp Băng trống 71 viên và băng thẳng 35 viên.
Tầm bắn hiệu quả 200 m[1]
Cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)
Chiến tranh Afghanistan (2001-nay)
Nội chiến Lào
Cách mạng Cuba
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh Mùa Đông
Chiến tranh Iraq
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai
Nội chiến Yemen 2015
Chiến tranh tiếp diễn