Oslo
Oslo

Oslo

Oslo (phát âm tiếng Na Uy: [ùʃlu]  ( nghe) hay [ùslu]) là một khu tự quản, thủ đô và cũng là thành phố đông dân nhất Na Uy. Oslo trở thành khu tự quản (formannskapsdistrikt) vào ngày 1 tháng 1, 1838. Tuy nhiên thành phố đã được Vua Harald III của Na Uy thành lập từ năm 1048, thành phố từng bị phá hủy nghiêm trọng do hỏa hoạn vào năm 1624. Thành phố sau đó nằm dưới vương quyền của Vua Christian IV của Đan Mạch-Na Uy. Thành phố được tái thiết tới vị trí gần hơn với Pháo đài Akershus, và được gọi là Christiania (trong một thời gian ngắn cũng gọi là Kristiania). Năm 1925, thành phố lấy lại tên gốc bằng tiếng Na Uy là Oslo.Oslo là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của Na Uy. Thành phố cũng là trung tâm của các hoạt động thương mại, ngân hàng, công nghiệp và ngư nghiệp trong cả nước. Oslo là một trung tâm quan trọng của các ngành kinh tế biển và thương mại hàng hải tại châu Âu. Thành phố là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty trong lĩnh vực hàng hải, một vài trong số đó nằm trong số các công ty tàu thuyền, môi giới vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm lớn nhất thế giới. Oslo là một thành phố đi đầu trong chương trình các thành phố đa dạng văn hóa của Hội đồng châu ÂuỦy ban châu Âu.Oslo được coi là thành phố toàn cầu và được xếp hạng "Beta" trong các nghiên cứu năm 2008.[9] Nó được xếp hạng nhất về chất lượng sống trong các thành phố lớn của châu Âu theo báo cáo Thành phố Châu Âu của Tương lai 2012 theo tạp chí fDi.[10] Trong một vài năm, Oslo từng được liệt trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới cùng với các thành phố toàn cầu khác như Zurich, Genève, Copenhagen, Paris, và Tokyo.[11] Năm 2009, Oslo đã trở lại vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới.[12][13] Theo cuộc điều tra của ECA International năm 2011 thì Oslo đã bị đẩy xuống vị trí thứ hai sau Tokyo.[14]Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2017, khu tự quản Oslo có dân số 672.061 người, còn dân số của khu đô thị thành phố là 942.084.[4] Vùng đô thị có dân số ước tính là 1,71 triệu người.[15] Dân số thành phố tăng với tốc độ kỷ từ đầu những năm 2000, giúp nó trở thành thành phố lớn tại châu Âu có tốc độ tăng dân số nhanh nhất vào thời gian đó.[16] Sự tăng trưởng này bắt nguồn phần lớn từ nhập cư quốc tế và tỷ lệ sinh cao, nhưng cũng có liên quan đến di cư trong nước. Dân số dân nhập cư trong thành phố có phần tăng nhanh hơn dân số người Na Uy,[17] Chỉ tính riêng thành phố Oslo, người nhập cư hiện chiếm hơn 25% tổng dân số.[18]

Oslo

• Người Somalia 2.3%
Thành phố kết nghĩa Antwerpen, Thượng Hải, Copenhagen, Helsinki, Schleswig-Holstein, Reykjavík, Tel Aviv, Vilnius, Rotterdam, Warszawa, Sankt-Peterburg, Beograd, Stockholm, Luân Đôn, Madison, Thành phố New York, Washington, D.C., Artvin, Nuuk, Tórshavn
• Thành phố 672.061
• Người Iraq 1.2%
• Người Ba Lan 2.5%
• Thị trưởng Marianne Borgen (SV)
Được thành lập 1048
• Vùng đô thị[5][6] 1.588.457
Mã bưu chính 0001 – 1299 [8]
• Đô thị 975.744
Trang web www.oslo.kommune.no
• Người Pakistan 3.5%
• Người Thụy Điển 2.0%
• Mùa hè (DST) CEST (UTC+2)
Tỉnh Østlandet
Quốc gia Na Uy
• Mặt nước 26,68 km2 (1,030 mi2)
Múi giờ CET (UTC+1)
Mã ISO 3166 NO-03
Độ cao[cần dẫn nguồn] 23 m (75 ft)
• Mật độ 0.014/km2 (0.036/mi2)
• Thị trưởng cai quản Raymond Johansen (AP)
Hạt Oslo
• Đất liền 454,08 km2 (17,532 mi2)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Oslo http://81.93.161.140/archive/download_eng/01/01/Ma... http://www.readersdigest.com.au/green-best-and-wor... http://www.cosmotourist.com/travel/d/i/2424901/t/o... http://www.dnv.com/publications/annual_reports/ar_... http://www.eca-international.com/news/press_releas... http://www.economist.com/markets/rankings/displays... http://www.eiu.com/public/thankyou_download.aspx?a... http://www.ekebergparken.com/en/ http://www.fdiintelligence.com/Locations/Europe/Eu... http://www.globetales.com/7-of-the-best-tourist-at...