Ophiophagus

Cấp chi:Rắn hổ mang chúa, hay còn có tên gọi là rắn hổ mây (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah), là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.[2] Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.[1] Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài trung bình từ 3,18 đến 4 mét, cá thể dài nhất từng được ghi nhận là 5,85 mét.[3]Mặc dù danh từ "rắn hổ mang" nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.[2] Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.[4][5]Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng,[6][7] mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.[8] Rắn hổ mang chúa là biểu tượng nổi bật trong thần thoại và truyền thống dân gian tại Ấn Độ, Sri LankaMyanmar;[9][10] được tôn sùng trong các tín ngưỡng văn hóa Hindu giáotiểu lục địa Ấn Độ.[11] Đây là loài bò sát quốc gia của Ấn Độ.[12]