Niên_hiệu_Nhật_Bản

Niên hiệu Nhật Bản là phần đầu, trong hai phần, của tên định danh cho năm trong lịch Nhật Bản. Phần sau là con số, bằng số năm tính từ lúc bắt đầu thời kỳ của niên hiệu. Ví dụ, năm 2018 là năm Bình Thành (Heisei) thứ 30 (năm đầu tiên của thời kỳ Bình Thành là năm 1988). Niên hiệu lâu dài nhất của Nhật Bản là Chiêu Hòa (64 năm) của Thiên hoàng Hirohito.Niên hiệu Nhật Bản là kết quả của một hệ thống hóa thời kỳ lịch sử do chính Thiên hoàng Kōtoku thiết lập vào năm 645. Giống như tại các nước Đông Á khác, việc sử dụng niên hiệu "gengō" (元号, 年号?) có nguồn gốc từ Trung Quốc.[1] Tuy nhiên, trong khi các nước khác đã hủy bỏ tục lệ dùng niên hiệu, Nhật Bản vẫn còn sử dụng tục lệ này. Trong các giấy tờ chính thức, chính phủ Nhật Bản đòi hỏi năm được viết theo hình thức này. Hệ thống niên hiệu của nước này vốn được coi là bất thường cho đến khi bắt đầu bước vào thế kỷ thứ 8.[2] Chỉ từ sau năm 701 niên hiệu mới tuần tự phát triển mà không bị gián đoạn trong suốt mấy thế kỷ.[3] Tại Nhật Bản hiện nay, năm có thể được đánh số bằng niên hiệu của Thiên hoàng tại vị.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Niên_hiệu_Nhật_Bản http://books.google.com/books?ei=7QY6TbbKOYT58AaIp... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA103 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA106 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA112 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA115 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA121 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA124 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA125 //books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=PA129