Nhà_khảo_cổ

Khảo cổ học (tiếng Hán 考古學, bính âm, tiếng Hy Lạp cổ đại ἀρχαιολογία archaiologia, ἀρχαῖος, arkhaios "cổ", -λογία, -logia, "khoa học")[1] là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ, thường bằng cách tìm kiếm, phục chế, sắp xếp và nghiên cứu những chi tiết văn hóa và dữ liệu môi trường mà họ để lại, bao gồm vật tạo tác, kiến trúc, hiện vật sinh tháiphong cảnh văn hóa. Khảo cổ học được coi là một Khoa học xã hộiNhân văn, tại Hoa Kỳ, khảo cổ học được coi là một phân ngành của Nhân học[2] nhưng tại châu Âu, nó được coi là một ngành khoa học riêng biệt.Khảo cổ học nghiên cứu về thời Tiền sử và lịch sử loài người từ khi tạo nên công cụ đá đầu tiên Đông Phi 4 triệu năm trước cho đến vài thập niên gần đây [3] (Khảo cổ không bao gồm Cổ sinh vật học). Khảo cổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu về xã hội nguyên thủy, từ thời Đồ đá cũ cho đến khi chữ viết xuất hiện, chiếm tới 99% lịch sử loài người nhưng không có văn bản nào để nghiên cứu.[4] Khảo cổ học có rất nhiều mục đích, từ tìm hiểu Sự tiến hóa của loài người đến Sự phát triển của văn hóa.[5]Nghiên cứu trên một phạm vi rộng lớn, khảo cổ sử dụng những thành quả và tác động lên nhiều ngành học khác nhau như: Nhân học, Lịch sử, Lịch sử nghệ thuật, Học thuật cổ điển, Dân tộc học, Địa lý,[6] Địa chất học,[7][8][9] Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Vật lý, Hóa học, Khoa học thông tin, Khoa học thống kê, Cổ sinh thái học, Cổ sinh vật học, Cổ động vật học, Cổ thực vật họcCổ dân tộc thực vật học.Phát triển từ Antiquarius ở châu Âu trong thế kỉ 19, ngày nay khảo cổ học đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi khắp thế giới. Từ buổi sơ khai, khảo cổ đã có nhiều phân ngành khác nhau, được ứng dụng những phương pháp khoa học và kĩ thuật tiên tiến vào nghiên cứu. Những vấn đề mà các nhà khảo cổ phải đối mặt hiện nay là: giả khảo cổ, hư hỏng, mất mát hiện vật, sự thiếu quan tâm của xã hội và sai lầm khi khai quật.