Nhà_Palaiologos

Nhà Palaiologos (tiếng Hy Lạp: Παλαιολόγος, phát âm tiếng Hy Lạp: [paleoˈloɣos], số nhiều Παλαιολόγοι, [paleoˈloʝi]), còn được gọi theo kiểu Latinhtriều Palaeologan hoặc triều Palaeologus, là hoàng tộc Đông La Mã gốc Hy Lạp và là triều đại cầm quyền cuối cùng của Đế quốc Đông La Mã.[1][2][3] Sau cuộc Thập tự chinh thứ tư, các thành viên của gia tộc đã trốn sang nước láng giềng là Đế quốc Nicaea, nơi mà Mikhael VIII Palaiologos trở thành đồng hoàng đế vào năm 1259tái chiếm Constantinopolis và lên ngôi hoàng đế duy nhất của Đế quốc Đông La Mã vào năm 1261.[4] Hậu duệ của ông đã cai trị đế chế cho đến khi Constantinopolis thất thủ vào tay người Thổ Ottoman vào ngày 29 tháng 5 năm 1453, được coi là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Đông La Mã dù một số vẫn tiếp tục nổi bật trong xã hội Ottoman ít lâu sau đó.[5] Một nhánh của nhà Palaiologos đã trở thành lãnh chúa phong kiến ​​xứ MontferratÝ. Sự thừa kế này cuối cùng được hợp nhất bằng cách kết hôn với gia tộc Gonzaga, người cai trị Công quốc Mantua và là con cháu của nhà Palaiologoi xứ Montferrat. Rồi lại được truyền lại qua dòng dõi Công tước xứ Lorraine về sau trở thành người đứng đầu tổ tiên của Hoàng đế dòng Habsburg-Lorraine của Áo.

Liên quan