Người_Hyksos

Người Hyksos (/ˈhɪksɒs/ or /ˈhɪksoʊz/;[1] tiếng Ai Cập: heqa khasewet, "các ông vua ngoại quốc"; tiếng Hy Lạp: Ὑκσώς hay Ὑξώς, tiếng Ả Rập: الملوك الرعاة, có nghĩa là: "các vị vua chăn cừu") là một dân tộc có nguồn gốc hỗn tạp, có thể đến từ Tây Á,[2] họ đã định cư ở phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile vào khoảng thời gian trước năm 1650 TCN. Sự xuất hiện của người Hyksos đã dẫn đến sự kết thúc của vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập và bắt đầu thời kỳ Chuyển tiếp thứ hai của Ai Cập.[3] Trong văn cảnh của Ai Cập cổ đại, thuật ngữ "người Châu Á" - vốn thường được sử dụng để chỉ người Hyksos - có thể dùng để nhắc đến tất cả các tộc người bản địa ở những vùng đất phía đông của Ai Cập.Những cuộc di cư của các cư dân gốc Canaan đã diễn ra từ trước khi người Hyksos có mặt. Người Canaan xuất hiện lần đầu tiên ở Ai Cập vào cuối vương triều thứ 12, khoảng năm 1800 TCN hoặc khoảng năm 1720 TCN và đã thiết lập một vương quốc độc lập ở phía đông khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile [4]. Những nhà cai trị gốc Canaan ở khu vực đồng bằng châu thổ đã thống nhất lại tạo nên vương triều thứ 14, cùng tồn tại với vương triều thứ Mười Ba của người Ai Cập, và đặt kinh đô tại Itjtawy. Quyền lực của hai vương triều thứ 13 và 14 đã suy yếu một cách dần dần, có lẽ là do nạn đói và bệnh dịch.[4][5]Vào khoảng năm 1650 TCN, cả hai vương triều này đều đã bị người Hyksos xâm lược, họ sau đó thiết lập nên vương triều thứ 15. Sự sụp đổ của vương triều thứ 13 đã tạo ra một khoảng trống quyền lực ở phía nam, mà có thể đã dẫn tới sự trỗi dậy của vương triều thứ 16, có căn cứ tại Thebes, và có thể thêm cả một vương triều bản địa ở Abydos [4]. Người Hyksos cuối cùng đã chinh phục được cả hai, mặc dù chỉ là trong một thời gian ngắn đối với trường hợp của Thebes. Kể từ đó trở đi, vương triều thứ 17 nắm quyền kiểm soát Thebes và đã có một khoảng thời gian cùng cai trị trong hòa bình với các vị vua Hyksos, có lẽ như là chư hầu của họ. Cuối cùng, Seqenenre Tao, KamoseAhmose đã tiến hành chiến tranh chống lại người Hyksos và đánh đuổi Khamudi, vị vua cuối cùng của họ khỏi Ai Cập vào khoảng năm 1550 TCN.[4]Người Hyksos đã tiến hành việc chôn cất ngựa, và vị thần quan trọng nhất của họ, vị thần bão tố của họ, Baal,[6] đã được đồng nhất với vị thần bão tố và sa mạc của người Ai Cập, Set [2][7]. Người Hyksos là một tộc người châu Á có nguồn gốc hỗn tạp với thành phần chính là những người nói tiếng Semit.[2][8] Mặc dù một số học giả đã nêu giả thuyết cho rằng người Hyksos có một phần là người Hurri,[9][10][11] thế nhưng hầu hết các học giả khác đã loại bỏ khả năng này[12][13][14][15][16].Người Hurri nói một ngôn ngữ đơn lập, nhưng lại tuân theo các quy tắc và ảnh hưởng của ngữ hệ Ấn-Âu [9], và các từ nguyên của tiếng Hurri đã được đề xuất cho một số tên gọi của người Hyksos trong khi các từ nguyên của ngữ hệ Ấn-Âu chỉ được đề xuất cho rất ít tên gọi [10][11]. Nếu như một bộ phận người Hurri đã thực sự tồn tại trong thành phần của người Hyksos, thì sự có mặt của một bộ phận người Ấn-Âu trở nên khó mà giải thích được, bởi vì các tộc người Ấn-Âu chỉ gây được một sự ảnh hưởng đáng kể tới người Hurri ở Syria sau khi người Hyksos đã được thiết lập vững chắc ở Ai Cập [15][16][17]Người Hyksos đã đem theo một số kỹ thuật mới đến Ai Cập, cùng với cả sự truyền bá về văn hoá như các nhạc cụ mới và những từ vay mượn từ nước ngoài [18].Những thay đổi được giới thiệu bao gồm các kỹ thuật mới trong gia công đồng và đồ gốm, các giống động vật và cây trồng mới [18]. Trong chiến tranh, họ giới thiệu ngựachiến xa,[19] loại cung ghép, những loại rìu chiến cải tiến và các kỹ thuật xây dựng công sự tiên tiến [18].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Hyksos http://www.aldokkan.com/egypt/hyksos.htm http://global.britannica.com/EBchecked/topic/18046... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/279251/H... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/578856/S... http://www.howjsay.com/index.php?word=hyksos http://nabataea.net/hyksos.html http://books.google.co.uk/books?id=8DiTX_EsWasC&pg... https://books.google.com/books?id=ANRi7cM5ZwsC https://books.google.com/books?id=ST9FAQAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=bA3kgtZU1iMC&pg=...