Lịch sử Ngôn_ngữ_ký_hiệu

384-322 TCN

Aristotle, triết gia của Hy Lạp, tuyên bố "Người điếc không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được".

Thế kỷ 16

Geronimo Cardano, nhà vật lý học người Padua, tuyên bố người điếc có thể học tập thông qua giao tiếp bằng ký hiệu.

Thế kỷ 17

Juan Pablo de Bonet đã công bố bảng chữ cái thể hiện bằng tay vào năm 1620

  • A.
  • B, C, D.
  • E, F, G.
  • H, I, L.
  • M, N.
  • O, P, Q.
  • R, S, T.
  • V, X, Y, Z.
Thế kỷ 18

1755: Charles-Michel de l'Épée (người Pháp) do một cơ hội đưa đến, cha được gặp và dạy cho 2 cô bé sinh đôi bị điếc. Từ việc dạy này, cha đã nãy sinh ý tưởng thành lập trường dạy cho những người điếc. Đây là trường công đầu tiên dành cho người điếc. Cha đã hệ thống lại những dấu hiệu mà người điếc ở Pháp đã dùng và sử dụng những dấu hiệu này theo ngữ pháp của Tiếng Pháp để dạy cho học sinh điếc.

1778:Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành cho người điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọc khẩu hình (speech-reading) – tiên phong cho việc dùng tất cả các phương pháp để giao tiếp tối ưu (dùng tất cả các biện pháp giao tiếp có thể: ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, đánh vần bằng ký hiệu, đọc khẩu hình, nói, trợ thính, đọc, viết và tranh vẽ).

Thế kỷ 19

1815: Thomas Hopkins Gallaudet, một mục sư người Mỹ, để có thể dạy cho một cô bé điếc Alice Cogswell, ông đã được cha của Alice hỗ trợ để đi tìm và học phương pháp dạy cho người điếc. Ông đã tới Anh để học phương pháp của nhà Braidwood nhưng gia đình này đã không chia sẻ phương pháp. Vả lại T.H. Gallaudet cũng nhận thấy phương pháp dùng lời nói để dạy của nhá Braidwood không đạt hiệu quả cao lắm. May thay, tại Pháp ông tình cờ thấy được một quảng cáo về buổi thuyết trình của Abbe Sicard, người kế nhiệm của Charles-Michel de l'Épée. Thế là T.H. Gallaudet sang Pháp học. Sau vài tháng học tại trường của L'Épee, Gallaudet trở lại Hoa Kỳ cùng với giáo viên điếc Laurent Clerc. Dưới sự hỗ trợ của Mason Cogswell, Gallaudet và Laurent Clerc đã mở trường dạy cho người điếc đầu tiên của Hoa Kỳ tại Hartford, Connecticut năm 1817.[1][2]

Thế kỷ 20,

1924: tổ chức World Games đầu tiên dành cho người điếc. Bắt đầu phát triển Gestuno (ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc tế).

1951: Đại hội đầu tiên của Liên đoàn Người Điếc Thế giới (WFD) diễn ra tại Roma.

1960: William Stokoe, người Mỹ, xuất bản cuốn sách ngôn ngữ học đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (American Sign Language - ASL).

1979: Klima và Bellugi tiến hành nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ ký kiệu Mỹ (ASL) trên phương diện ngôn ngữ học.

1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thức công nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gia này. Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí 24/24. Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa. Thêm vào đó, theo quy định pháp luật, phụ huynh của trẻ điếc được dự các lớp ngôn ngữ ký hiệu miễn phí. Dù vậy, luật pháp vẫn chưa quy định việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong trường trung học, đại học và tòa án.

Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam. Các câu lạc bộ, nhóm học tập bắt đầu hình thành và phát triển. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điển NNKH Việt Nam.