Ngôn_ngữ_học_xã_hội

Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics) là ngành học nghiên cứu ảnh hưởng của bất kỳ và tất cả các lĩnh vực xã hội, bao gồm các khái niệm văn hóa, kỳ vọng và ngữ cảnh, qua cách sử dụng ngôn ngữ; và những ảnh hưởng của việc sử dụng ngôn ngữ đến xã hội. Ngôn ngữ học xã hội khác với xã hội học ngôn ngữ (sociology of language) ở điểm nó tập trung vào ảnh hưởng của xã hội đến ngôn ngữ, trong khi xã hội học ngôn ngữ lại tập trung vào ảnh hưởng của ngôn ngữ đến xã hội. Ở một số phương diện, ngôn ngữ học xã hội trùng lắp với ngữ dụng học. Trong lịch sử, ngôn ngữ học xã hội có quan hệ nhập nhằng với nhân học ngôn ngữ (linguistic anthropology), gần đây giới nghiên cứu cũng đặt vấn đề đâu là điểm khác biệt đặc trưng giữa hai ngành học.Ngôn ngữ học xã hội cũng nghiên cứu sự khác biệt ngôn ngữ giữa các nhóm, được phân chia bởi những khác biệt xã hội, nhóm tộc người, tôn giáo, thân thế, giới tính, trình độ học vấn, tuổi tác, v.v.., và cách thức hình thành và duy trì các quy luật này trong việc phân loại các cá thể trong xã hội hoặc tầng lớp kinh tế xã hội. Do ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác, hẳn nó cũng khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, và những ngôn ngữ nhóm xã hội (sociolects) này chính là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội.Các nhà Ngôn ngữ học xã hội thường nghiên cứu ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, và các phương diện khác của ngôn ngữ nhóm xã hội (sociolects) giống như các nhà ngôn ngữ địa phương nghiên cứu sự tương đồng của tiếng địa phương giữa các vùng miền. Nhưng khác với chuyên môn nghiên cứu Ngôn ngữ địa phương, Ngôn ngữ học xã hội đi tiên phong trong việc nghiên cứu sự đa dạng, các biến thể của ngôn ngữ ở khu vực thành thị, và tập trung vào sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội. Ví dụ: Kết quả nghiên cứu thái độ xã hội cho thấy một từ quá thông dụng được cho là không phù hợp với ngữ cảnh của một cuộc đàm phán kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học.