Nghĩa_trang_Hàng_Dương

Nằm cách thị trấn Côn Đảo khoảng 2,5 km, Nghĩa trang Hàng Dương Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày trong suốt giai đoạn năm 1862 - 1975 tại nhà tù Côn Đảo của thực dân Pháp, và sau này là Việt Nam Cộng Hòa. Nghĩa trang rộng 190.000m2, gồm 3 khu: khu A, khu B và khu C. Theo số liệu ước định, có khoảng 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo, tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau được dời lên nghĩa trang Hàng Keo.Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo vào ngày 19/12/1992, sau đó được Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục thi công trên diện tích khoảng 20 ha, và được chia làm 4 khu:- Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể), trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.- Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể), trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.- Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể), trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.- Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cau và Hàng Keo về.Trong thời thực dân Pháp, mỗi khi có một người tù chết cai ngục cho an táng bằng cách dùng hai chiếc bao bàng, một chiếc trùm từ trên đầu xuống, một chiếc trùm từ dưới chân lên rồi buộc lại bằng vài nuộc dây, sau đó đưa ra nghĩa địa đào một cái hố sơ xài để vùi xuống, bên trên cắm một cọc gỗ có đính một mảnh nhôm (2 x 3 cm), trên mảnh nhôm ấy chỉ ghi vắn tắt số tù và ngày quá cố của người tù. Mấy hôm sau, những đợt gió mạnh hoặc Trâu – Bò dẫm bừa lên cọc gỗ ngã … mất hết dấu vết.Chưa kể có những trường hợp tù nhân đi làm khổ sai bị tai nạn hoặc kiệt sức chết, bọn cai ngục cho vùi chôn tại chỗ. Nhiều chuyến vượt biển của tù nhân bị sóng gió, thuyền – bè chìm đắm giữa biển khơi. Có thể nói rải rác khắp Côn Đảo đều có xác tù.Trãi qua 113 năm ngục tù Côn Đảo, có khoảng hai vạn người đã yên nghỉ, nhưng thực tế dấu vết còn lại đến ngày hôm nay là 1.921 phần mộ, trong đó chỉ tìm được 713 phần mộ có danh tánh. Vì trong quá trình bị địch bắt tù đày có nhiều người tù chính trị giữ vững khí tiết và bí mật cho cơ sở nên đã khai tên tuổi, quê quán giả…Dù cho mộ chí ở đây có tên hay không tên, được tôn tạo hay còn bị vùi lấp thì mỗi nắm đất nơi đây đều là một dấu tích của bao sự kiện đấu tranh cách mạng đối với mỗi liệt sỹ, mỗi con người, mỗi thời kỳ đấu tranh của nhà tù Côn Đảo.Di tích Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo đã được, Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.Năm ngôi mộ Anh hùng đặc biệt trong Nghĩa trang Hàng Dương:Nhà cách mạng Nguyễn An NinhMộ Nguyễn An Ninh (1900-1943) là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 – một Chí sĩ yêu nước bị Pháp bắt tù và bị chết ở đây. Mộ nằm ở Khu A ( lớp mộ trước năm 1945). Trước khi nâng cấp, ngôi mộ đã được xây khá đẹp bằng gạch vữa. Khi tôn tạo giữ nguyên hình dáng bia mộ cũ với dòng chữ ” Liệt sĩ chi mộ), tôn tạo tường rào, sân mộ, cảnh quan xung quanh.Ủy viên Quốc tế Cộng sản Lê Hồng PhongMộ Ủy viên Quốc tế Cộng sản Lê Hồng Phong nằm xa nhất thuộc khu A. Trước khi nâng cấp mộ đã được xây bằng gạch có bia bằng xi măng. Khi tôn tạo, xây dựng mới hoàn toàn từ thân mộ ốp bằng đá Granít, bia mộ, sân, hàng rào.Anh hùng Cao Văn NgọcMộ Anh hùng Cao Văn Ngọc (1897-1962; biệt danh “ ông già chuồng cọp”) nằm ở khu B (đa số mộ từ 1945-1960) được tôn tạo xây dựng bổ sung năm 1999 sau khi đươc truy tặng Anh hùng ngày 16/12/1998.Anh hùng Lê Văn ViệtMộ Anh hùng Lê Văn Việt (1937-1966). Lê Văn Việt là một biệt động Sài gòn bị bắt khi tấn công Đại sứ quán Mỹ 1965, đày ra Côn Đảo và hy sinh tại đây. Lê Văn Việt được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ngày 20/12/1994). Trước khi tôn tạo đã được xây đơn sơ và có bia mộ mang tên Nguyễn Văn Hai. Khi Lê Văn Việt được truy tặng Danh hiệu AH, UBND thành phố Hồ Chí Minh đề nghị được tôn tạo, nhưng Ban QL Công trình không đồng ý mà chỉ xây dựng theo mẫu của Thiết kế đã được duyệt.Nữ anh hùng Võ Thị SáuChị Võ Thị Sáu (1933-1952 tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương từ năm 12 tuổi. Năm 1950, Võ Thị Sáu bị địch bắt.. Tòa án Binh của Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951, dù chị lúc này mới 16 tuổi. Chị bị lén lút xử bắn vào 7 giờ sáng ngày 13 thắng 01 năm 1952, tại Côn Đảo. Bọn cai ngục lấp xác chị trong bãi cát ở Hàng Dương. Mặt mộ được ốp bằng một tấm đá Granit đỏ, phía sau Mộ có một chiếc gương đá hình tròn trên cho bức phù điêu chân dung chị. Tấm bia bằng đá Granit, những viên đá xây tường, lát nền được thuê đục từ Bà Rịa chở ra. Hai bia cũ không phá đi mà chỉ dựng cạnh mộ mới.Những ngôi mộ tập thể tại Nghĩa trangThông thường, các ngôi mộ trong nghĩa trang khi tôn tạo đều sắp xếp theo hàng thẳng ngang – dọc. Nhưng ở Hàng Dương ý đồ thiết kế quy hoạch không giống ở đâu: Các ngôi mộ cũ nằm lộn xộn ở đâu xây lại đúng vị trí và theo hướng cũ. Những bộ hài cốt mới phát hiện cũng theo nguyên tắc đó. Thực tế số hài cốt phát hiện trong quá trình xây dựng còn nhiều hơn cả số mộ có sẵn. Thậm chí sau một ngày gió chướng, cát bay đi lộ ra hàng chục bộ hài cốt. Các hài cốt tìm thấy không thể phân chia chính xác từng bộ thì xây dựng chung thành mộ đôi, mộ ba, mộ năm… (gọi là các ngôi mộ tập thể).Hình dạng các ngôi mộ cũng không cần xây vuông vức mà chỉ xây thô bằng đá, gần như một đống đá đổ trên mộ. Trên đầu mỗi mộ có một “trụ bia” bằng bê tông, đầu trụ bia có gắn một khối đá Granít màu đỏ, trên đó khắc tên (nếu xác định được tên) và một ngôi sao. Ban đầu các ngôi sao đúc bằng đồng, nhưng chỉ một thời gian ngắn bị gió mặn làm cho rỉ xanh, phải gỡ bỏ. Qua nhiều lần thay đổi chất liệu, cuối cùng các ngôi sao bằng sứ màu vàng được sử dụng như hiện nay.Với ý đồ thiết kế quy hoạch như vậy, các khu mộ trông rất lộn xộn, xung quanh mộ vẫn là cát như khi chưa nâng cấp.Trong Nghĩa trang tất cả có 25 ngôi mộ tập thể. Phần lớn các mộ đều xác định được danh tính.Riêng các mộ chuyển từ đảo Hòn Cau, khu Hàng Keo về là được quy hoạch thành lô, thành hàng phía sau Bia tưởng niệm Trung tâm.
Những điêu khắc nổi bật tại Nghĩa trang Hàng DươngSân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao Áo. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/7/1980. Dưới chân bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài được tái tạo từ câu chuyện “ Chết còn cởi áo cho nhau”. Người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai (tháng 10/1930). Người nhận áo nguyên là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.Bước vào Khu tưởng niệm, bắt gặp đầu tiên tác phẩm của nhà điêu khắc Đào Châu Hải, tác phẩm mang tên “Bất khuất” có chiều dài 22 m, cao 3,2 m (chưa kể bệ). Là một dãy khối nằm ngang như một tấm bình phong phía mặt quần thể, hình tượng như một dãy núi, một bức tường nhà lao, được xếp chồng từng khối, những chi tiết điêu khắc khoét lõm sâu vào thể hiện những nhân vật bị giam cầm xiềng xích đang giúp đỡ, nương tựa nhau như đi xuyên trong những khối tường, như sự kết nối huyền thoại của tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống chủ nghĩa thực dân. Những lỗ thủng là điểm thú vị của tác phẩm, nó vừa đạt lý do khi nằm chính diện tiền sảnh quần thể lại vừa cho cảm giác trong ngoài của các ô cửa xà lim. Nhịp đặc, rỗng, lõm, phẳng… đã tạo toàn cho khối điêu khắc một câu chuyện dày dặn, vừa cho xúc cảm câm lặng lại vừa thấy cái cuộn dâng sức mạnh tiềm ẩn, ý chí của tinh thần quật cường, ý chí tư tưởng giải phóng dân tộc.Chính diện, lùi xuống bên trái là tác phẩm của nhà điêu khắc Phan Gia Hương, mang tên “Hy vọng” cao 5m, tạc một khối nhân vật nữ đứng hiên ngang trong gió biển, dang tay thả chim tự do, hình ảnh đó là biểu tượng về tinh thần lạc quan, yêu đời đầy hy vọng, như hóa thân chính từ nữ anh hùng Võ Thị Sáu – một huyền sử sáng chói tinh thần cách mạng, nhân văn.Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị SáuVõ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 tại thị trấn Đất Đỏ, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa.Năm 1947, khi mới 14 tuổi, chị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Tết Canh Dần (1950), Võ Thị Sáu tình nguyện tìm diệt bọn ác ôn chuyên vào chợ Đất Đỏ quê chị để cướp bóc. Diệt được bọn ác ôn này, nhưng chị Sáu lại bị bọn ác ôn khác đuổi theo, bắt được.Tháng 4-1950, Võ Thị Sáu bị giam ở khám Chí Hoà. Bọn Pháp mở phiên toà xử chị "án tử hình" khi chưa đủ tuổi thành niên. Pháp sợ dư luận phản đối, nên chúng đưa Võ Thị Sáu ra Côn Đảo để hành quyết. Bốn giờ sáng ngày 21-1-1952, tàu chở Võ Thị Sáu cùng với 40 tù chính trị và 3 tử tù nữa vượt biển ra Côn Đảo.Ngày 23-1-1952, người tử tù nhỏ tuổi nhất ở Côn Đảo không cho kẻ thù bịt mắt, cất cao tiếng hát bài Tiến quân ca. Khi giặc nổ súng, Võ Thị Sáu thét lên: Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Đó là 7 giờ sáng ngày 23-1-1952, Võ Thị Sáu chưa đầy hai mươi tuổi.Câu chuyện linh thiêng xoay quanh ngôi mộ Chị Võ Thị SáuNgay tấm bia mộ cô Sáu cũng có nhiều huyền thoại. Sau hôm cô Sáu bị giặc Pháp giết, kíp tù làm thợ hồ ở Khám 2, Banh 1 đã đúc bia bằng ximăng, dựng trước mộ. Chúa đảo Jarty tức tối dẫn lính lên nghĩa trang đập vỡ tấm bia, cào bằng mộ. Nhưng bọn cai tù không sao hiểu nổi, mỗi lần chúng đập phá bia mộ, ngay hôm sau ngôi mộ và tấm bia lại hiện lên như trước… Dân đảo đồn rằng cô Sáu linh thiêng, không ai có thể phá được mộ cô. Câu chuyện làm cho bọn gác ngục, bọn tù gian sợ sệt, chùn tay. Thực ra mộ và bia mộ đó đều do anh em tù thợ hồ làm trong đêm. Có một sự trùng hợp mà không ai lý giải được, những trên trực tiếp phá bia mộ Chị thì nhận được những cái chết bất đắc kỳ tử, khùng khùng, điên điên mà chết.Ông Tăng Tư, là người Việt gốc Hoa ra Côn Đảo cùng với vợ mình là bà Phùng Thị Điểm năm 1960, lúc này ông giữ chức phụ tá tỉnh trưởng khi ra đến ông nghe kể nhiều về chị Sáu nên âm thầm lập bàn thờ chị Sáu tại tư dinh. Cho đến 1964 từ chức phụ tá tỉnh trưởng lên chức tỉnh trưởng, Tăng Tư xin tạ ơn Chị Sáu bằng cách trùng tu ngôi mộ của Chị. Tăng Tư đã sai vợ mình vào tận Sài Gòn để làm 1 tấm bia bằng đá cẩm thạch, ngày nay vẫn được đặt phía bên tay phải trước mộ Chị Sáu. Trên tấm bia của Tăng Tư có vết nứt chạy dọc từ đầu xuống dưới, gắn liền sự kiện năm 1973 đời chúa đảo Nguyễn Văn Vệ, khi ra đây ông muốn hạ uy thế với những người tù chính trị nên cho tay chân của mình ra Nghĩa địa Hàng Dương nghi ngờ tất cả những mộ phần nào của Cộng sản đều đập nát hết, nhưng tới bia mộ của Chị Võ Thị Sáu thì không ai dám đập cả. Do vậy, ông mới treo thưởng cho ai dám đập phá mộ Chị Sáu, lúc này, có một tên thường phạm tên là Xướt, tại vì là tù thường phạm hơn nữa do mới ra đảo nên không biết sự linh thiêng của Chị Sáu, Xướt mới hung hăng nói rằng: “không ai dám đập, để tao đập, xem bà Sáu làm gì được tao”, chiều hôm đó, tên Xướt mới ngà ngà say cầm một búa đến trước mộ phần Chị Sáu, giáng một búa xuống và đã xảy ra vết nứt đó. Không biết là điều gì xảy ra sau phần mộ, sau đó tên này đã bỏ chạy và la thất thanh, sang ngày hôm sau thì vợ con ông lính gác ngục phát hiện tên Xướt chết cóng ở phía trước mặt tiền Côn Lôn. Vợ con binh lính gác ngục cho rằng tên này đã đắt tội với Cô Sáu nên bị như vậy.Ngày nay khi đến viếng mộ Cô Sáu, phía trước mộ có một cây Lê Ki Ma, ngày đó phía trước đó là cây Dương già bị khô phần ngọn, chỉ còn gốc cây và một nhánh dương tươi tốt vươn thẳng về phía bắc. Người dân bảo đó là hồn cô Sáu hướng về phía bắc, về Bác Hồ. Và có một điều trùng hợp mà không ai lý giải được, đó là năm 1993 là năm mà Chị Sáu được truy tặng Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì đột nhiên cây dương này khô héo dần và chết đi.