Ngữ_hệ_Nam_Á
Ngữ_hệ_Nam_Á

Ngữ_hệ_Nam_Á

Ngữ hệ Nam ÁNgữ hệ Nam Á, thường gọi là Môn–Khmer[2] (khi không bao gồm nhóm Munda), là một ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á lục địa, và cũng phân bố rải rác ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và miền nam Trung Quốc, với chừng 117 triệu người nói.[3] Trong những ngôn ngữ này, chỉ tiếng Việt, tiếng Khmer, và tiếng Môn có lịch sử ghi chép dài, và chỉ có tiếng Việt và tiếng Khmer hiện có địa vị chính thức cấp quốc gia (ở Việt NamCampuchia). Tại Myanmar, tiếng Wa là ngôn ngữ chính thức của Ngõa Bang (một nhà nước li khai). Tiếng Khasi, tiếng Santaltiếng Ho là ngôn ngữ chính thức cấp bang tại Ấn Độ. Những ngôn ngữ còn lại đều là tiếng nói của các dân tộc thiểu số, không có địa vị chính thức.Ethnologue xác định 168 ngôn ngữ Nam Á. Ngữ hệ Nam Á có 13 phân nhóm (cùng nhắm chừng cả tiếng Shompen, một ngôn ngữ mà hiểu biết về nó còn ít ỏi), mà về truyền thống được gộp vào hai nhóm lớn, Môn–Khmer và Munda. Tuy vậy, phân loại Diffloth (2005) đặt ra ba nhóm (Munda, Môn-Khmer hạt nhân và Khasi–Khơ Mú)[4] trong khi vài phân loại khác loại bỏ hoàn toàn thuật ngữ "Môn-Khmer", đồng nhất nó với thuật ngữ "Nam Á".[5]Ngữ hệ Nam Á thường có phân bố đứt đoạn, bị chia tách bởi những ngữ hệ khác. Đây có vẻ là ngữ hệ bản địa của Đông Nam Á, sự hiện diện của ngôn ngữ Ấn-Arya, Tai–Kadai, Dravida, Nam Đảo, và Hán-Tạng là kết quả của những đợt di cư về sau.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngữ_hệ_Nam_Á http://people.anu.edu.au/~u9907217/languages/langu... http://www.brill.com/products/reference-work/handb... http://www.languagesgulper.com/eng/Austroasiatic.h... http://www.nature.com/articles/srep15486 http://adsabs.harvard.edu/abs/2015NatSR...515486Z //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3355372 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4611482 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20978040 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26482917 http://rogerblench.info/Archaeology/SE%20Asia/SR09...