New_Zealand
New_Zealand

New_Zealand

New ZealandNew Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân; phát âm tiếng Anh: /njuː ˈziːlənd/; tiếng Māori: Aotearoa) hay Hán-Việt: Tân Tây Lan[7][8][9][10][11] là một đảo quốc tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai đại lục chính là đảo Bắcđảo Nam, cùng khoảng 600 đảo nhỏ.New Zealand nằm cách khoảng 2000 km về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 km về phía nam của Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Vì vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những vùng đất cuối cùng có con người đến định cư. Trong thời gian cô lập kéo dài này, New Zealand duy trì một nền sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu của các nhóm động vật, nấm, thực vật. Địa hình đa dạng của đất nước và các đỉnh núi sắc bén như dãy núi Alps ở phía Nam được hình thành từ quá trình tạo núi và các vụ phun trào núi lửa.Thủ đô của New Zealand là Wellington, còn thành phố đông cư dân nhất là Auckland.Người Polynesia định cư tại New Zealand vào năm 1250–1300 và phát triển văn hóa Maori đặc trưng. Năm 1642, nhà thám hiểm Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên tìm thấy New Zealand.[12] Đến năm 1840, người đại diện cho Hoàng gia Vương quốc Anh và Maori ký kết Hiệp định Waitangi, tuyên bố chủ quyền của Đế quốc Anh trên đảo. New Zealand trở thành một thuộc địa của Đế quốc Anh vào năm 1841 và một Cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh vào năm 1907. New Zealand dành độc lập vào năm 1947, nhưng nguyên thủ quốc gia vẫn sẽ là Quốc vương Anh (Nữ hoàng Elizabeth II). Ngày nay, phần lớn dân số 4,8 triệu của New Zealand có huyết thống châu Âu; người Maori bản địa là dân tộc thiểu số đông dân cư nhất, tiếp đến là người châu Á và người các đảo Thái Bình Dương. Do vậy, văn hóa New Zealand chủ yếu bắt nguồn từ người Maori và những người định cư Vương quốc Anh thời đầu, và gần đây được mở rộng do sự gia tăng của dân nhập cư. Các ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Maori và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand, trong đó tiếng Anh chiếm ưu thế. Ngành xuất khẩu len từng chi phối kinh tế New Zealand, song hiện nay xuất khẩu các sản phẩm bơ sữa, thịt, và rượu vang, cùng với du lịch gia tăng tầm quan trọng.Trên phương diện một quốc gia phát triển, New Zealand xếp hạng cao so với những nước khác về hiệu suất quốc gia, như chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, tự do dân sự và tự do kinh tế. Nền kinh tế của New Zealand đã trải qua những thay đổi lớn trong những năm 1980, đã chuyển đổi từ chủ nghĩa bảo hộ sang một nền kinh tế thương mại tự do. Khu vực dịch vụ thống trị nền kinh tế quốc gia, tiếp theo là khu vực công nghiệp và nông nghiệp; du lịch quốc tế là một nguồn thu đáng kể. quyền lập pháp được trao cho một Nghị viện đơn viện được bầu cử, trong khi quyền chính trị hành pháp do Nội các thi hành, đứng đầu là Thủ tướng. Nữ vương Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho bà là một Toàn quyền. Ngoài ra, New Zealand được tổ chức thành 11 hội đồng khu vực và 67 cơ quan lãnh thổ nhằm phục vụ mục đích cai quản địa phương. Vương quốc New Zealand còn bao gồm Tokelau (một lãnh thổ phụ thuộc); quần đảo CookNiue (các quốc gia tự trị có liên kết tự do với New Zealand); và Lãnh thổ phụ thuộc Ross mà New Zealand tuyên bố chủ quyền tại khu vực Nam Cực. New Zealand là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Thịnh vượng chung các Quốc gia, ANZUS, OECD, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình DươngAPEC.

New_Zealand

Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh
Tiếng Maori
Ngôn ngữ ký hiệu NZ
GDP (PPP) (2016) Tổng số: 173,2 tỉ USD[4]
Sắc tộc Năm 2013:
  • 74,0% người gốc Âu
  • 14,9% người Māori
  • 11,8% người gốc Á
  • 7,4% các dân tộc
    Thái Bình Dương
  • 1,2% Trung Đông
    /Mỹ Latinh/châu Phi
  • 1,7% khác[1]
Chính phủ Quân chủ lập hiến nghị viện
Hệ số Gini (2015) 33,0[6] trung bình
13 tháng 12 năm 1986 Hiến pháp hiện tại
Dân số ước lượng (2017) 5.072.500[2] người (hạng 123)
Thủ tướng Jacinda Ardern
Toàn quyền Patsy Reddy
Múi giờ NZST (UTC+12); mùa hè: NZDT (UTC+13)
Lái xe bên trái
25 tháng 11 năm 1947 Phê chuẩn Pháp án Westminster
17 tháng 1 năm 1853 Tự quản
Thủ đô Wellington
41°17′N 174°27′Đ / 41,283°N 174,45°Đ / -41.283; 174.450
Quân chủ Elizabeth II
Diện tích 268.021 km² (hạng 75)
Đơn vị tiền tệ Đô la New Zealand (NZD)
Diện tích nước 1,6 %
26 tháng 9 năm 1907 Quốc gia tự trị
Thành phố lớn nhất Auckland
Mật độ 16,5 người/km² (hạng 205)
Dân số (2013) 4.242.048[3] người
HDI (2015) 0,915[5]> rất cao (hạng 13)
GDP (danh nghĩa) (2016) Tổng số: 169,9 tỉ USD[4]
Bình quân đầu người: 36.254 USD[4]
Tên miền Internet .nz
Mã điện thoại +64

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: New_Zealand http://www.budde.com.au/Research/New-Zealand-Telec... http://www.smh.com.au/money/super-and-funds/kiwis-... http://news.theage.com.au/national/world-mourns-si... http://www.science.unsw.edu.au/news/2006/nzmammal.... http://www.library.uq.edu.au/ojs/index.php/fab/art... http://www.abs.gov.au/Ausstats/abs@.nsf/57a31759b5... http://www.dfat.gov.au/aib/history.html http://www.dfat.gov.au/geo/new_zealand/nz_country_... http://www.anzacday.org.au/spirit/spirit2.html http://www.ck/govt.htm#con