Mại_dâm
Mại_dâm

Mại_dâm

Thông gian
Gian dâm
Tảo hôn
Khiêu dâm trẻ em
Mại dâm trẻ em
Lạm dụng tình dục (trẻ em)
Giao cấu với trẻ vị thành niên
Loạn luân
Môi giới mại dâm
Bán dâm
Mua dâm
Hiếp dâm
Quấy rối tình dục
Nô lệ tình dục
Buôn người (cho mục đích tình dục)
Mại dâm, hay mua bán dâm, là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm (gái mại dâm/mại dâm nam) để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hoặc một số quyền lợi và ưu đãi nào đó.[1][2]Nhà chứa là các tòa nhà chuyên dành cho hoạt động mại dâm. Mại dâm hộ tống là mua bán dâm tại nhà của khách hàng hoặc tại khách sạn thuê riêng. Ngoài ra còn một dạng khác là mại dâm đứng đường, tức là chào mời mua bán dâm trên đường phố. Hầu hết khách mua dâm là nam giới và người bán dâm là nữ giới, tuy vậy người bán dâm và mua dâm có thể thuộc bất kỳ giới tínhthiên hướng tình dục nào. Người bán dâm được gọi là gái mại dâm/mại dâm nam, hoặc dùng từ trung lập là người lao động tình dục. Mại dâm là một nhánh của công nghiệp tình dục, cùng với phim ảnh khiêu dâm, múa thoát y và nhảy gợi tình.Tùy theo văn hóa và luật pháp ở từng quốc gia, mại dâm có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp, là một tội phạm cho đến mức là một ngành kinh doanh có quản lý. Tổng doanh thu hàng năm của mại dâm trên toàn cầu ước tính là trên 100 tỷ USD.[3] Trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 20 nước xem mại dâm là hợp pháp, 41 nước không có bộ luật cấm mại dâm nhưng có các bộ luật khác để cấm các hoạt động như nhà chứa, môi giới, quảng cáo mua bán dâm... Khoảng 160 quốc gia còn lại đã ra những văn bản luật cấm các hình thức mại dâm.[4] Tại khu vực châu Á, tất cả các quốc gia (trừ Bangladesh) đều coi mại dâm là bất hợp pháp (một số người nghĩ rằng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp, nhưng thực ra luật nước này coi mại dâm là bất hợp pháp).Có những quan điểm cho rằng mại dâm là một hình thức bóc lột hoặc bạo lực đối với phụ nữ[5]trẻ em,[6] giúp tạo ra động lực cho việc buôn người phát triển.[7] Trong 30 năm, mại dâm từng là hợp pháp ở Thụy Điển, nhưng từ năm 1998 đã bị xem là bất hợp pháp, sau khi nước này xét thấy hợp pháp hóa mại dâm càng khiến nó lan tràn ngoài tầm kiểm soát, trong khi tổn hại về giá trị đạo đức xã hội lại quá lớn.[8] Một số nhà phê bình về mại dâm là những người ủng hộ cách tiếp cận của Thụy Điển, cũng đã được Canada, Iceland, Cộng hoà Ireland,[9] Bắc Ailen, Na UyPháp thông qua, theo đó luật pháp các nước này coi việc mua dâm là hành vi bạo hành giới và sẽ phạt nặng người mua dâm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mại_dâm http://www.aaei.com.au/licensedbrothels.htm http://www.brisbanetimes.com.au/queensland/queensl... http://www.theage.com.au/articles/2003/11/26/10698... http://www.therecord.com.au/site/index.php?option=... http://www.radioaustralia.net.au/international/200... http://www.justice.gc.ca/eng/rp-pr/other-autre/pro... http://www2.macleans.ca/2010/02/18/south-korea-tak... http://action.web.ca/home/catw/readingroom.shtml?x... http://www.americanthinker.com/2010/03/whats_wrong... http://asiancorrespondent.com/130358/thailand-anti...