Mạc_Thái_Tổ

Mạc Thái Tổ (chữ Hán: 莫太祖 23 tháng 11, 148322 tháng 8, 1541) tên thật là Mạc Đăng Dung (莫登庸), là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ Nhà Lê, thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở Thanh Hóa.Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ trạng nguyên trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long dưới triều Lê Uy Mục. Chỉ trong khoảng 20 năm, từ một võ quan cấp thấp không có thế lực dưới thời Lê Uy Mục, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Mạc Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường Đại Việt sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI.[3] Việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, cắt đất cầu hòa, quỳ lạy một viên quan Trung Quốc, nhận lịch sóc Trung Quốc, nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.[4][5]Quan điểm phê phán Mạc Đăng Dung ở Việt Nam đã có sự thay đổi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Kể từ đầu thời Nhà Nguyễn cho đến thập kỷ đầu thế kỷ XXI, những nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa như Nguyễn Văn Siêu, Lê Văn Hòe, Phạm Văn Sơn, Trần Quốc Vượng, Trần Gia Phụng, Trần Khuê, Trần Lâm Biền, Vũ Khiêu, Văn Tạo, Đinh Khắc Thuân, Nguyễn Gia Kiểng, Phan Đăng Nhật, Trần Thị Vinh là những người đi đầu trong việc đánh giá lại vai trò lịch sử của Mạc Đăng Dung theo hướng cởi mở khách quan hơn thời Lê-Trịnh... Qua những kết quả nghiên cứu liên ngành trong các lĩnh vực như chính trị,[6][7] kinh tế (như các hoạt động sản xuất, thương mại), văn hóa - tư tưởng,[8][9] văn học - nghệ thuật,[10][11][12][13] giáo dục,[14] tôn giáo - tín ngưỡng... đã cho thấy sự ra đời của Nhà Mạc và những động thái chính trị - quân sự của Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) là phù hợp với những quy luật phát triển khách quan của bối cảnh bấy giờ, khi nhà Lê đã suy sụp không còn trị nước được nữa.[15][16][17]

Mạc_Thái_Tổ

Thân mẫu Đặng Thị Hiếu
Kế nhiệm Mạc Kính Điển
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Thê thiếp Vũ Thị Ngọc Toàn[1]
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền[2]
Triều đại Nhà Mạc
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Mạc Đăng Dung (莫登庸)
Niên hiệu
Minh Đức (明德)
Thụy hiệu
Nhân Minh Cao Hoàng đế (仁明高皇帝)
Miếu hiệu
Thái Tổ (太祖)
Trị vì 1527 - 1529
Sinh (1483-11-23)23 tháng 11, 1483 (niên hiệu Hồng Đức thời Lê sơ)
làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng)
Thời kỳ Mạc Thái Tông
Mạc Hiến Tông
Nghề nghiệp Quan Nhà Lê sơ (15081527)
Vua Nhà Mạc (15271530)
Thái thượng hoàng Nhà Mạc (15301541)
Mất 22 tháng 8, 1541(1541-08-22) (57 tuổi) (niên hiệu Quảng Hòa thời Mạc)
Dương Kinh, Đại Việt (nay thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng)
Hậu duệ Xem danh sách các hoàng tử và công chúa
Tại vị 1530 - 1541
An táng An Lăng, Dương Kinh, Đại Việt
Thân phụ Mạc Hịch