Moe_(tiếng_lóng)
Moe_(tiếng_lóng)

Moe_(tiếng_lóng)

Moe (萌え, Moe? phát âm [moe]) (phát âm tiếng Việt: mô-ê) là tiếng lóng Nhật Bản. Dùng để ám chỉ cảm tình mạnh mẽ với các nhân vật hư cấu (trong anime, manga)"[1] Patrick W. Galbraith[2] nhấn mạnh rằng đó là một kiểu chơi chữ xuất phát từ một từ gốc Nhật có nghĩa là "thiếu nữ", được ví như đóa hoa chớm nở, và do đó nó cũng được dùng với nghĩa "thiếu nữ" dành cho một cô gái dậy thì.[3] Vì từ này đồng âm với "bùng cháy" (phát âm moe (え, moe?)), từ đó suy ra nguồn gốc của "moe" bắt nguồn từ niềm đam mê bùng cháy với các nhân vật.[4] Từ nay được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt để chỉ "đáng yêu", hay cụ thể là "dễ thương", chú yếu để nhận xét các nhân vật hư cấu.Từ này đôi khi được đánh vần là Moé, và dùng để nhấn mạnh một cá tính hay một phong cách thiết kế cụ thể của các nhân vật trong trò chơi điện tử Nhật Bản (visual novel), anime hay manga. Những cô gái moe được gọi là moekko (萌えっ娘, moekko?), trong đó hậu tố "" nghĩa là "bé gái". Theo cái nhìn của người hâm mộ, các otaku sùng bái moe có thể hưởng ứng hay bất bình với một anime hay manga tùy theo quan điểm của mỗi người. Các anime bishōjo thường được ghép chung với moe như một thể loại, bởi thực tế là nhiều nhân vật trong các tác phẩm đó có xu hướng moe. Các tác phẩm được đánh giá moe nhất là của Kyoto Animation, như KanonCLANNAD của Key, Lucky ☆ Star, The Melancholy of Suzumiya Haruhi và đặc biệt hai mùa phim K-ON! với doanh thu cực cao từ các sản phẩm chuyển nhượng.[5]Moe là đặc điểm chung của những nhân vật nữ dịu dàng kết hợp với các yếu tố thể chất (tuổi), đặc điểm cảm xúc (ngây thơ hay hồn nhiên), và một cử chỉ đặc biệt thu hút sự chú ý và tình cảm của người hâm mộ. Một cô gái moe có thể cần có hai hay nhiều yếu tố về cỡ mắt, tròng mắt, mũi, miệng, tứ chi và tỉ lệ đầu/thân[6]. Các otaku gọi hầu hết các nhân vật nữ được thiết kế dễ thương dưới cái nhìn của họ là "moe".Có nhiều cách hiểu khác nhau về moe ngày nay và trong quá khứ. Joseph L. Dela Pena lập luận rằng moe là tinh khiết, là lớp màn bao bọc một cô gái, không dính đến vấn đề tình dục hóa của lolicon hay còn gọi là loli. Jason Thompson của Otaku USA nhận định moe được áp dụng với những thiếu nữ hoặc những bé gái như một nhánh của hiện tượng lolicon đóng vai trò là hình tượng dễ thương trong văn hóa Nhật Bản (kawaii).[7] Scott Von Schilling nghiên cứu thấy moe còn chỉ một vấn đề tâm lý đối với người đàn ông quá 30 tuổi, đó là "khao khát được làm cha".Ngày nay, trước hiện thực là các otaku ngày càng sùng bái các nhân vật nữ dễ trương trong anime và manga, nhà làm phim hoạt hình và là người theo chủ nghĩa nữ quyền Miyazaki Hayao đã phát biểu:Nariko Enomoto, một tác giả yaoi và phê bình manga nói rằng "người hâm mộ nam giới không thể trải nghiệm moe cho đến khi đã có chỗ đứng của riêng họ". Cô cũng so sánh fan nam với fujoshi (dạng otaku nữ sùng bái các anime và manga boy love), ví dụ như tại một thời điểm mà mối quan hệ bạn bè thân thiết trở thành tình cảm lãng mạn.[9]