Milano
Milano

Milano

Milano (phát âm tiếng Ý: [miˈlaːno] (nghe), phương ngữ Milano của tiếng Lombardia: Milan, [miˈlã]) là một thành phố chính của miền bắc Ý, một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu, và là thủ phủ của vùng Lombardia. Nội thị thành phố có dân số khoảng 1.310.000 người, còn khu vực đô thị Milano là lớn nhất ở Ý và lớn thứ 5Liên minh châu Âu với dân số 4.345.000 người trên một diện tích 2370 km².[2] Vùng đô thị Milano lớn nhất Ý, theo ước tính của OECD thì có dân số 7.400.000 người.[3]. Ranh giới thành phố tương đối nhỏ, bị giới hạn (khoảng 1/8 so với Roma) vì sự phát triển từ xưa của vùng nông nghiệp trù phú Lombardy. Đại đô thị Milano cũng được mở rộng tới một vài thành phố của Thụy Sĩ ở vùng phía nam Canton Ticino tuy nhiên nó không phải là một sự thống nhất về hành chính.Thành phố được người Insubri thuộc nhóm dân Celt lập với tên gọi Medhlan.[4]Sau đó thành phố đã bị người La Mã chiếm vào năm 222 trước Công nguyên và trở nên thịnh vượng dưới thời Đế chế La Mã với tên gọi là Mediolanum trong tiếng Latinh. Sau đó Milano thuộc sự cai trị của Visconti, Sforza, người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 và thuộc cai trị của người Áo trong thế kỷ 18. Năm 1796, Milano bị Napoleon I chiếm và được chọn làm kinh đô của Vương quốc Ý của Napoleon I năm 1805.[5][6] Trong thời kỳ lãng mạn, Milano đã là một trung tâm văn hóa ở châu Âu, thu hút nhiều nghệ sĩ, nhà soạn nhạc và các nhân vật văn học quan trọng. Trong thế chiến II, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề của bom đạn Đồng Minh, và bị Đức chiếm đóng năm 1943, Milano đã trở thành trung tâm của kháng chiến của người Ý.[5] Dù thế, sau chiến tranh Milano đã chứng kiến thời kỳ tăng trưởng kinh tế, thu hút hang ngàn dân nhập cư từ phía nam nước Ý và cư dân nước ngoài.[5]Là một thành phố quốc tế, Milano có 13,3% dân số đến từ nước ngoài.[7] Thành phố này là một trong những trung tâm giao thông vận tải của châu Âu [8] đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp, Milano là trung tâm kinh doanhtài chính quan trọng thứ 10 Liên minh châu Âu (2009)[9] với nền kinh tế (xem kinh tế Milano) giàu thứ 26 thế giới về sức mua tương đương,.[10] Vùng đô thị Milano có GDP thứ 7 châu Âu năm 2008.[11] Tỉnh Milano (đang ngày càng trở thành một khu vực đô thị hành chính đơn nhất vượt quá phạm vi đô thị Milano) có GDP đầu người khoảng 40.000 euro năm 2007 (161% mức trung bình EU 27) là mức cao nhất trong các tỉnh của Ý (Il Sole 24 Ore Quality of life survey 2008) và công nhân thành phố này có tỷ lệ thu nhập cao nhất ở Ý,[12] và thứ 26 thế giới.[13] Ngoài ra, Milano là thành phố đắt đỏ thứ 11 trên thế giới cho những người làm công nước ngoài,[14] và theo nghiên cứu năm 2010 được tiến hành bởi Economist Intelligence Unit, thành phố này có mức giá đắt đỏ thứ 12 thế giới.[15] Môi trường kinh tế của thành phố này đã khiến nó là trung tâm tài chính và kinh doanh thứ 20 thế giới và thứ 10 châu Âu,[16][17] Milano luôn được xem là một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới.[18]Milano được công nhận là thủ đô thời trang và thiết kế của thế giới (từ milliner—thợ thiết kế mũ trong tiếng Anh có gốc từ tên của thành phố này), với sự ảnh hưởng lớn trong thương mại, công nghiệp, âm nhạc, thể thao, văn học, nghệ thuật và truyền thông đại chúng, khiến Milano là một trong các thành phố alpha thế giới của GaWC của thành phố toàn cầu.[19] Siêu đô thị Lombard đặc biệt nổi tiếng về các cửa hiệu thời trang (như những cửa hiệu dọc theo Via Monte Napoleone) và Galleria Vittorio Emanuele ở Piazza Duomo (nổi tiếng là siêu thị cổ nhất thế giới). Thành phố có di sản văn hóa phong phú, có cuộc sống đêm sôi động,[20][21] và có nền ẩm thực độc nhất với nhiều món ăn như bán Nôen Panettonerisotto alla Milanese. Thành phố đặc biệt nổi tiếng với truyền thống âm nhạc, đặc biệt là opera, là quê hương của nhiều nhà soạn nhạc quan trọng (như Giuseppe Verdi) và các nhà hát (như Teatro alla Scala). Milano nổi tiếng có nhiều bảo tàng, trường đại học, học viện, cung điện, giáo đường và thư viện (như Học viện BreraCastello Sforzesco) và đội bong đá nổi tiếng: A.C. MilanF.C. Internazionale Milano. Do đó Milano là điểm đến du lịch thứ 52 châu Âu, với 1,914 triệu lượt du khách nước ngoài đến thành phố này trong năm 2008.[22] Thành phố là nơi tổ chức Hội chợ Thương mại Thế giới vào năm 1906 và là ứng cử viên giành quyền đang cai Hội chợ toàn cầu vào năm 2015.[23]

Milano

Thành phố kết nghĩa São Paulo, Chicago, Toronto, Melbourne, Tel Aviv, Kraków, Sankt-Peterburg, Thành phố Ōsaka, Thượng Hải, Dakar, Lyon, Birmingham, Bethlehem, Frankfurt am Main, Dublin, Napoli, Buenos Aires, Guadalajara, Medan, Iquitos, Montréal, Sofia, Trieste, Bắc Kinh, Sydney, Amman, Ragusa, Ý, Santo Domingo, Medellín, Mashhad, Pernik
Ngày thánh 7 tháng 12
• Thị trưởng Letizia Moratti (PdL)
Mã bưu chính 20100, 20121-20162
Trang web Trang web chính thức
Độ cao 120 m (390 ft)
Tên cư dân Milanès/Milanese
• Tổng cộng 1.310.320
• Mùa hè (DST) CEST (UTC+2)
Tỉnh Milano (MI)
Vùng Lombardia
Quốc gia Ý
Mã quay số 02
Thánh bảo trợ Ambrôsiô
Múi giờ CET (UTC+1)
• Mật độ 71/km2 (180/mi2)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Milano http://213.253.134.43/oecd/pdfs/browseit/0406041E.... http://www.aboutmilan.com http://www.aboutmilan.com/nightlife-in-milan.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/382069/M... http://www.citymayors.com/business/euro_bizcities.... http://www.citymayors.com/economics/europe-growth-... http://www.citymayors.com/economics/financial-citi... http://www.citymayors.com/economics/richest_cities... http://www.citymayors.com/economics/usb-purchasing... http://www.citymayors.com/features/cost_survey.htm...