Marie_Curie
Marie_Curie

Marie_Curie

Marie Skłodowska – Curie (phiên âm tiếng Việt: Ma-ri Xcuô-đốp-xka Quy-ri) (7 tháng 11 năm 18674 tháng 7 năm 1934) là một nhà vật lýhóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ  (bà là người đặt ra thuật ngữ phóng xạ). Marie còn là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, người đầu tiên và là phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau vật lýhóa học. Marie Curie là nữ giảng viên đại học đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne). Vào năm 1995, tro xương của bà được đưa vào tưởng niệm tại điện PanthéonParis vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.Tên khai sinh của bà là Maria Salomea Skłodowska, (phiên âm tiếng Việt: Ma-ri-a Xa-lô-mê-a Xcuô-đốp-xka) sinh tại thủ đô Warszawa của Vương quốc Ba Lan (lúc bấy giờ là thuộc địa của Nga). Bà học tập tại Đại học Floating – Đại học lưu động một cách bí mật tại Warszawa và bắt đầu nghiên cứu khoa học tại đó. Năm 1891, ở tuổi 24, bà theo chị gái của mình là Bronia đi học ở Paris, nơi cánh cửa khoa học mở rộng cho phụ nữ để thực hiện mơ ước làm khoa học. Bà đã cùng nhận giải Nobel Vật lý năm 1903 với chồng Pierre Curie và nhà Vật lý học Henri Becquerel. 8 năm sau, năm 1911 bà giành được giải Nobel Hóa học.Thành tựu của bà đối với khoa học vô cùng to lớn. Bà đã phát triển lý thuyết phóng xạ (phóng xạ là thuật ngữ do bà đặt ra),  kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố, poloniumradium. Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành để điều trị các khối u bằng cách sử dụng các đồng vị phóng xạ. Cô thành lập Viện Curie ở Paris và Warsaw – nơi vẫn là trung tâm nghiên cứu y học lớn hiện nay. Trong Thế chiến I, bà đã phát triển các xe X–quang di động để cung cấp dịch vụ X-quang cho các bệnh viện dã chiến.Sau khi nhập quốc tịch Pháp, Marie Skłodowska – Curie đã sử dụng cả hai họ. Bà không bao giờ quên đi bản sắc của dân tộc Ba Lan. Marie đã dạy cho con gái mình tiếng Ba Lan và đưa chúng đi thăm quê hương mình. Bà đã đặt tên cho nguyên tố hóa học đầu tiên mà bà phát hiện ra là poloni, nghĩa là Ba Lan.Marie Curie qua đời năm 1934 ở tuổi 67 tại một nhà điều dưỡng ở Sancellemoz (Haute-Savoie), Pháp. Bà đã bị thiếu máu bất sản do tiếp xúc với bức xạ trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong quá trình nghiên cứu phóng xạ của bà tại các bệnh viện dã chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Marie_Curie

Nơi công tác Đại học Sorbonne
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng André-Louis Debierne
Óscar Moreno
Marguerite Perey
Tư cách công dân Ba Lan
Pháp
Học vấn Đại học Sorbonne
ESPCI
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Henri Becquerel
Nổi tiếng vì Nghiên cứu phóng xạ, polonium, radium
Sinh (1867-11-07)7 tháng 11 năm 1867
Warszawa, Vương quốc Ba Lan, sau là một phần của Đế quốc Nga[1]
Phối ngẫu Pierre Curie (1859 – 1906)
Mất 4 tháng 7 năm 1934(1934-07-04) (66 tuổi)
Passy, Haute-Savoie, Pháp
Ngành Vật lý học, hóa học
Giải thưởng Giải Nobel Vật lý (1903)
Huy chương Davi (1903)
Huy chương Matteucci (1904)
Giải Nobel Hóa học (1911)