Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế
Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Lịch sử tư tưởng kinh tế là lịch sử của các nhà tư tưởng và học thuyết kinh tế chính trị và kinh tế học từ thời cổ đại đến ngày nay. Lịch sử tư tưởng kinh tế gồm nhiều trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau. Các tác gia Hy Lạp cổ đại như triết gia Aristotle xem xét những ý tưởng về nghệ thuật đạt được sự giàu có và nêu ra câu hỏi liệu tài sản tốt nhất là nên nằm trong tay cá nhân hay công cộng. Vào thời Trung cổ, các học giả như Thomas Aquinas tranh luận rằng các doanh nghiệp có nghĩa vụ về mặt đạo đức phải bán hàng hóa ở mức giá công bằng.Triết gia người Scotland Adam Smith thường được trích dẫn là cha đẻ của kinh tế học hiện đại bởi tác phẩm kinh điển của ông Sự giàu có của các quốc gia. Những ý tưởng của ông được xây dựng dựa trên công trình của những người đi trước trong thế kỷ 18. Cuốn sách của ông xuất hiện vào thời kỳ ngay trước cuộc cách mạng công nghiệp Anh và gắn với nhiều thay đổi lớn trong nền kinh tế.Những người tiếp nối của Smith bao gồm các kinh tế gia kinh điển như linh mục Thomas Malthus, Jean-Baptiste Say, David RicardoJohn Stuart Mill. Họ tìm hiểu cách mà các giai cấp địa chủ, tư bản và người lao động sản xuất và đóng góp vào sản lượng quốc gia và mô hình hóa các ảnh hưởng của dân số và thương mại quốc tế. Tại London, Karl Marx đã nghiên cứu hệ thống tư bản chủ nghĩa mà ông cho rằng có bản chất là sự bóc lột giá trị thặng dư. Từ khoảng năm 1870, các kinh tế gia tân cổ điển tìm cách xây dựng kinh tế học dựa trên toán học và khoa học thống kê tách biệt ra khỏi chính trị.Sau những cuộc chiến vào đầu thế kỷ 20, John Maynard Keynes dẫn đầu một học thuyết cổ súy cho sự can thiệp của chính quyền vào các vấn đề kinh tế bằng chính sách tài khóa để kích thích nhu cầu và tăng trưởng. Khi thế giới chia rẽ giữa những nước tư bản chủ nghĩa (thế giới thứ nhất), cộng sản chủ nghĩa (thế giới thứ hai) và các nước nghèo (thế giới thứ ba), sự thống nhất thời hậu chiến cũng đổ vỡ. Những kinh tế gia như Milton FriedmanFriedrich von Hayek cảnh báo về việc chính phủ can thiệp quá nhiều và tập trung vào những học thuyết về sự thịnh vượng có thể đạt được thông qua chính sách tiền tệ và giảm bớt luật lệ cũng như can thiệp.Những chính sách Keynes bắt đầu thất thế từ những năm 1970 với sự xuất hiện của cái gọi là trường phái tân cổ điển, với những nhà lý luận chủ đạo như Robert LucasEdward Prescott. Những nhà kinh tế học Keynes mới phản bác lại và gây ra một cuộc tranh luận kéo dài trong kinh tế học vĩ mô. Những nhà kinh tế học phát triển như Amartya Sen và kinh tế học thông tin như Joseph Stiglitz cũng giới thiệu các ý tưởng mới đối với tư tưởng kinh tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế http://socserv2.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/veblen... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.lewrockwell.com/rothbard/rothbard200.ht... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.youtube.com/watch?v=UzhD7KVs-R4 http://www.youtube.com/watch?v=jNgfIH5pyxg http://www.youtube.com/watch?v=muUjNWIeDZg http://homepage.newschool.edu/het//profiles/malthu...